Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tại sao ngày càng nhiều người mắc bệnh vô sinh?

Trong xã hội hiện nay, ngày càng có nhiều người ở trạng thái tinh thần và thể chất không tốt, làm việc trong môi trường xấu, thói quen sinh hoạt không tốt đến lúc muốn sinh con lại gặp khó khăn.

Nếu hơn một năm không sử dụng biện pháp tránh thai mà không có thai thì cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế từ các chuyên gia hoặc bệnh viện uy tín.

Có nhiều yếu tố tác động đến tình trạng vô sinh đang gia tăng hiện nay, dưới đây là một số yếu tốt chính mà những người đang muốn có con nên biết.

1. Yếu tố tuổi tác

Hầu hết nam giới và phụ nữ hiện đại kết hôn muộn hơn và sinh con muộn hơn trước đây. Tuy nhiên, đối với phụ nữ, độ tuổi sinh sản tối ưu thực sự là từ 25 đến 30 tuổi. Đặc biệt sau 35 tuổi, chức năng buồng trứng sẽ suy giảm mạnh và khả năng khó thụ thai gia tăng.

Hầu hết nam giới và phụ nữ hiện đại kết hôn muộn hơn và sinh con muộn hơn trước đây.

Trong khi đó, dù khả năng sinh sản của nam giới được duy trì trong thời gian dài nhưng theo tuổi tác, chất lượng và số lượng tinh trùng cũng sẽ suy giảm đáng kể. Điều này cũng sẽ khiến cho nữ giới khó thụ thai và làm tăng khả năng vô sinh.

2. Nạo phá thai nhiều lần

Nếu chị em nạo phá thai nhiều lần và phá thai bằng thuốc dễ gây rối loạn nội tiết, gây viêm nội mạc tử cung, viêm ruột thừa và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu mang thai sau này. Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc, phải thực hiện các biện pháp an toàn khi vẫn còn kế hoạch sinh sản.

3. Quá béo hoặc quá gầy

Béo phì ở nữ giới ở một mức độ nhất định cũng là yếu tố dẫn đến vô sinh. Béo phì cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi khi một số phụ nữ sử dụng những cách giảm cân không lành mạnh để giữ dáng.

Béo phì ở nữ giới ở một mức độ nhất định cũng là yếu tố dẫn đến vô sinh.

Ngược lại, nếu cân nặng quá thấp cũng ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Ví dụ như thiếu cân có nguy cơ dẫn đến chảy xệ cổ tử cung và gây viêm cổ tử cung, dễ dẫn đến vô sinh. Chính vì vậy, vì sức khỏe của bản thân hoặc để có thai kỳ khỏe mạnh, chị em nên kiểm soát cân nặng của mình trong phạm vi hợp lý. Gầy quá hay nặng quá đều không tốt.

4. Thói quen xấu trong sinh hoạt

Những thói quen xấu làm tăng nguy cơ vô sinh như thức khuya, ít vận động, ăn uống quá độ, hút thuốc lá, uống rượu bia, căng thẳng tinh thần… Cảm xúc không ổn định cũng có thể gây rối loạn chức năng sinh tinh và chức năng sinh dục.

Theo thống kê, vô sinh nam do bất thường về cảm xúc chiếm khoảng 5% trong số các bệnh nhân hiếm muộn.

5. Căng thẳng quá mức, lo lắng về cảm xúc khi mang thai

Mang thai không phải chuyện một sớm một chiều mà có được, cần phải có một quá trình nhất định mới có thể thành công.

Nhiều cặp vợ chồng nghĩ rằng mình bị hiếm muộn sau khi cố gắng thụ thai hai lần, do đó chịu nhiều áp lực tâm lý, dẫn đến lo lắng, trầm cảm, bị những cảm xúc tiêu cực bủa vây sẽ khiến bạn cảm thấy quá lo lắng, không tốt cho thai kỳ.

Do đó, các cặp vợ chồng chuẩn bị mang thai phải có thái độ tích cực, thư giãn để tăng khả năng thụ thai.

Mang thai và sinh con là một điều thiêng liêng của mỗi cặp vợ chồng. Hãy chú ý đến thói quen lối sống lành mạnh và duy trì sức khỏe thể chất cũng như tinh thần tốt để chuẩn bị chào đón món quà vô giá của mỗi người khi lập gia đình.

Xem thêm: Bộ phận nào chứa nhiều ký sinh trùng nhất ở lợn?

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/tai-sao-ngay-cang-nhieu-nguoi-mac-benh-vo-sinh-35007/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY