Chắc hẳn khi nhắc đến võ tắc thiên, rất nhiều người đều biết đến bà. võ tắc thiên là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử trung quốc.
Mặc dù cả đời bà từng làm rất nhiều việc sai lầm, nhưng lịch sử cũng đã không phủ nhận những đóng góp của người phụ nữ này.
Nhắc đến Võ Tắc Thiên, có lẽ trong đầu rất nhiều người sẽ nảy ra ngay cụm từ "lòng dạ độc ác". Nhưng thực tế không phải như vậy. Theo quan điểm của Qulishi về Võ Tắc Thiên, bà là một Hoàng đế nhân từ, có tình người, bất khuất, ngoan cường, nhìn xa trông rộng và hoàn toàn có năng lực để làm một nữ vương.
Chắc hẳn khi nhắc đến võ tắc thiên, rất nhiều người đều biết đến bà. võ tắc thiên là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử trung quốc.
Mặc dù cả đời bà từng làm rất nhiều việc sai lầm, nhưng lịch sử cũng đã không phủ nhận những đóng góp của người phụ nữ này.
Nhắc đến Võ Tắc Thiên, có lẽ trong đầu rất nhiều người sẽ nảy ra ngay cụm từ "lòng dạ độc ác". Nhưng thực tế không phải như vậy. Theo quan điểm của Qulishi về Võ Tắc Thiên, bà là một Hoàng đế nhân từ, có tình người, bất khuất, ngoan cường, nhìn xa trông rộng và hoàn toàn có năng lực để làm một nữ vương.
Võ Tắc Thiên là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà đã kế thừa thời kỳ Trinh Quán chi trị, đặt nền móng cho thời kỳ Khai Nguyên thịnh thế, là một nhà cải cách có phần tiến bộ của triều đại phong kiến. Lời trăng trối muốn trả lại quyền lực cho Lý Đường, an táng ở Càn lăng của bà càng được các sĩ phu tôn sùng, bởi hành động này đã giữ gìn được sự thống nhất của Trung Quốc.
61 người canh lăng trước mộ bà đều là quan lại thuộc tộc người khác, cúc cung tận tuỵ cho đế quốc đại đường, có thể thấy võ tắc thiên tuyển dụng nhân tài không hề rập khuôn.
Sau khi qua đời, những người này được ban cho mai táng ở Càn lăng, đây là vinh dự hết sức to lớn, đồng thời cũng thể hiện rõ ràng được tấm lòng rộng lớn của Võ Tắc Thiên.
Thế nhưng điều khiến người ta thấy lạ là: 61 "người canh lăng" trước mộ võ tắc thiên đều không có đầu. rốt cuộc nguyên nhân nào khiến cho những tượng đá này không có đầu?
Có hai cách giải thích được đưa ra như sau:
Người ta kể rằng vào cuối thời nhà Minh, có sứ thần một nước láng giềng tới viếng thăm. Sau khi tham quan Càn lăng, ông ta nhận ra tổ tiên của mình đang ở đây canh lăng.
Ông ta vô cùng tức giận, nhưng lại chẳng thể trút ra. Vậy là sau khi trời tối, ông ta tới vùng với những người thân cận phá hoại hoa màu, đến khi trời sáng liền nói với những người nông dân rằng tượng đá đã thành tinh, khiến đồng ruộng bị phá hoại.
Người dân thật đã sự tin lời ông ta, vậy là họ kéo nhau đi đập tượng đá. Còn một phiên bản khác là đám trộm mộ đã đập đầu của tượng đá xuống, vận chuyển ra nước ngoài bán. Hai phiên bản này đều nhuốm màu truyền thuyết, bởi dù sao tượng đá cũng không phải thứ đáng giá.
Cách giải thích đáng tin nhất chính là tượng đá bị động đất phá hỏng. Vào thời nhà Minh, vùng phụ cận Càn lăng từng xảy ra trận động đất mạnh 8 độ richter, gây ra rất nhiều thương vong.
Do những tượng đá này vốn đã không được xây dựng kiên cố, phần cổ tượng lại là vị trí dễ gãy nên đã bị động đất làm cho rụng hết phần đầu. Vả lại không chỉ những tượng đá này, cả chim đá, thú đá cũng xảy ra hiện tượng đứt gãy.
Hơn nữa, về sau có người từng phát hiện ra phần đầu của những tượng đá này trong đồng ruộng xung quanh đó, nên khả năng những bức tượng canh lăng võ tắc thiên bị phá hủy do động đất là tương đối cao và hợp lý.
Theo Pháp luật và Bạn đọc
Theo kienthuc.trithuccuocsong.vn
Link bài gốc
Lấy linkĐóng
http://kienthuc.trithuccuocsong.vn/kho-tri-thuc/tai-sao-truoc-lang-mo-vo-tac-thien-lai-co-61-pho-tuong-khong-dau-5547101.html