Tai , Mũi , Họng hôm nay

Tế bào lông tai trong đột tử vì nghe điện thoại quá nhiều

Điện thoại di động là vật bất ly thân của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết điện thoại có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, trong đó có ảnh hưởng tới thính lực.
Nghe điện thoại, tai nghe nhiều ảnh hưởng tới thính lực

Điện thoại gây ù tai

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí quốc tế Occupational & Environmental Medicine (OEM) cho thấy, sử dụng điện thoại di động sẽ có nguy cơ gây ù tai. Cảnh báo này đáng được lưu tâm bởi số lượng người “nghiện” điện thoại di động ngày gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy xấu.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe môi trường (Đại học Vienna, Áo) đã so sánh 100 bệnh nhân cần điều trị ù tai mãn tính với 100 người tham gia ngẫu nhiên không bị bệnh. Độ tuổi và giới tính của họ cũng tương tự nhau. Hai nhóm được theo dõi trong vòng 1 năm.

Những người suy giảm thính lực do tiếng ồn, tăng huyết áp hoặc mắc các bệnh liên quan đến tai, dùng Thu*c ảnh hưởng đến thính lực đều được loại bỏ.

Nhóm nghiên cứu được hỏi về loại điện thoại họ sử dụng, thời gian, tần số các cuộc gọi, bên tai thường nghe điện thoại và việc sử dụng các thiết bị khi rảnh tay.

Kết quả cho thấy, những người mắc ù tai nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn 37% so với nhóm đối chứng trước khi bắt đầu mắc bệnh. Người sử dụng điện thoại di động với thời gian trung bình 10 phút mỗi ngày có nguy cơ bị ù tai cao hơn 71% so với người khác.

Ngoài ra, người sử dụng điện thoại 4 năm hoặc nhiều hơn có khả năng mắc ù tai cao hơn 2 lần. Phần lớn họ bị ù tai ở một bên, với khoảng 40 bệnh nhân thấy khó chịu liên tục.

PGS An tư vấn cho người bệnh về nghe tai nghe ảnh hưởng tới thính lực

Trả lời về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc BV An Việt cho biết, sóng điện thoại có ảnh hưởng tới thính lực và nghiên cứu trên hoàn toàn đúng.

Trong hội nghị hàng năm của hiệp hội tai-mũi-họng Mỹ có chỉ rõ, mỗi ngày chỉ áp di động lên tai nghe 1 tiếng thì cũng có khả năng gây ra thương tổn về thính lực vĩnh viễn.

Loại tổn thương thính lực này không thể khôi phục, thậm chí còn nghiêm trọng đi, có thể đến năm 40, 50 tuổi sẽ gây điếc tai.

PGS An gặp khá nhiều bệnh nhân, nhất là những người làm việc tổng đài, trực điện thoại, tư vấn qua điện thoại. Họ đều than thở có triệu chứng ù tai khó chịu.

Ví dụ như trường hợp của chị Lê Quỳnh Trang, trú tại Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội là điển hình. Chị Trang bị ù tai mấy tháng nay, đã đi kiểm tra thính lực ở vài nơi nhưng chứng ù tai không hết.

Đến khi được đo thính lực, bác sĩ cho biết thính lực của chị Trang bị ảnh hưởng khá nặng do công việc là tư vấn tổng đài viên,hàng ngày chị phải nói chuyện qua điện thoại bằng tai nghe quá lâu.

PGS An cho biết, không chỉ gây hại cho tai mà sóng điện thoại đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nó ảnh hưởng đến não. Người nghe điện thoại quá nhiều/ngày/4 năm trở lên cũng có nguy cơ bị u não.

Tai nghe cũng nguy hiểm

Chuyên gia về tai mũi họng này cho biết mức phương hại của tiếng ồn đối với thính lực quyết định bởi tiếng to hay tiếng nhỏ cũng như thời gian trong môi trường tiếng ồn dài hay ngắn. Tiếng ồn với cường độ âm thanh cao xuất hiện tạm thời và tiếng ồn diễn ra trong thời gian dài đều gây ảnh hưởng tới thính lực, thậm chí dẫn đến điếc tai.

Không chỉ sử dụng điện thoại mà việcnghe nhạc bằng tai nghe quá to (nếu như người xung quanh có thể nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ tai nghe), chứng tỏ cường độ âm thanh đã lên tới 115 đề-xi-ben. Trong khi đó mức độ chịu đựng của tai chỉ là 80 đề-xi-ben.

Cường độ âm thanh lên tới 115 đề- xi- ben hoàn toàn có thể gây phương hại tới tế bào lông tai trong, thậm chí làm cho tế bào lông bị ch*t, tất nhiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính giác.

PGS An cho biết giới trẻ hiện nay, nhất là những người thích nghe nhạc sàn, nhạc DJ, thường nghe rất to để lấy cảm giác thích thú, hưng phấn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc thính lực bị tra tấn rấtnặng nề.

PGS An gặp một số trường hợp có những biểu hiện như ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… nhưng không biết bệnh gì. Đến khi đi kiểm tra tổng thể mới phát hiện đó là do chấn thương âm thanh cấp tính. Những biểu hiện này biến mất sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày hoặc để lại di chứng về thính lực và thần kinh.

PGS An khuyên với người làm việc phải đeo tai nghe để tập trung hoặc hay nghe nhạc thì nên nghe nhỏ, nghe khoảng 1 tiếng nên bỏ tai nghe để tai được nghỉ ngơi 5 - 10 phút, không ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh tai trong, tránh các tổn thương cho thính lực.

Theo Phương Thúy - Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/te-bao-long-tai-trong-dot-tu-vi-nghe-dien-thoai-qua-nhieu-n323890.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY