Mâm cúng Tết Đoan ngọ thường có các trái cây mùa hè, cơm rượu nếp, bánh gio... |
Theo truyền thống từ xa xưa, ngày tết đoan ngọ được ấn định vào ngày 5/5 âm lịch, vậy nên tết đoan ngọ 2021 năm nay rơi vào thứ 2, tức ngày ngày 14/6 dương lịch. đối với người dân việt nam, tết đoan ngọ là một ngày lễ rất đặc biệt và quan trọng. vào ngày này, thường diễn ra nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngoài việc chuẩn bị đồ lễ để cúng bái, báo cáo tổ tiên, ngày tết đoan ngọ cũng là dịp để các gia đình quây quần bên nhau nấu nướng và ăn uống, giúp tình thân càng thêm gắn kết. văn hóa việt nam đa dạng và phong phú nên tại mỗi miền của đất nước lại có những nét văn hóa đặc trưng riêng trong ngày tết đoan ngọ.
Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 âm lịch, các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.
Tại miền Bắc, ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món phổ biến. Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này. Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết "ngả rượu nếp" và thường tranh thủ dịp này ngả rượu để mang ra phố thị bán, rượu nếp cũng được người dân thành thị ưa chuộng, là thức ăn trong dịp Tết Đoan Ngọ.
Còn ở miền Trung, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên để cúng gia tiên và sau đó cả gia đình cùng nhau thưởng thức. Ngoài ra, theo truyền thống của người Nam bộ, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này trong mâm cỗ diệt sâu bọ.
Như vậy, có thể nói tết đoan ngọ là tết giữa năm, trước là tưởng nhớ tổ tiên, sau là ước mong chữa bệnh, cầu sức khoẻ. tết đoan ngọ đã gắn với tín ngưỡng của cả cộng đồng việt nam từ bao đời và trở thành một lễ tết truyền thống đậm nét văn hóa.
Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà mâm lễ cúng gia tiên ngày tết đoan ngọ có những món khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thường có hương, hoa, vàng mã, nước, cơm rượu, các loại trái cây như mận, vải, hồng xiêm, chuối, dưa hấu... ngoài ra, nếu có thêm bánh gio, thịt vịt, xôi chè... thì mâm cúng càng thêm đầy đặn. do quan niệm trần sao âm vậy nên mâm cỗ cúng tết đoan ngọ cũng có các món ăn giết sâu bọ như đã kể trên, sau khi cúng xong mọi người trong gia đình cùng nhau thụ lộc.
Giờ cúng tết đoan ngọ của các gia đình, vùng miền có thể không giống nhau. tuy nhiên, xét theo quan niệm truyền thống, cúng vào giữa trưa là chuẩn nhất. tết đoan ngọ còn có tên là tết đoan dương, trong đó "đoan" là mở đầu, "ngọ" chỉ giờ ngọ - chính trưa, "dương" chỉ khí dương - ngược với âm. đây là thời điểm mở đầu cho những ngày nóng nhất trong năm, gần hoặc có năm trùng với ngày hạ chí. theo cách nói của phương đông thì đây là những ngày dương khí lên cao nhất ở cả trời đất và trong cơ thể người. và trong ngày này, giờ ngọ chính là thời điểm dương khí cao tột bậc.
Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại đầy bận rộn, nhiều gia đình không có điều kiện về nhà buổi trưa nên giờ giấc cúng tết đoan ngọ rất linh hoạt. nhiều nhà chỉ cúng vào buổi sáng sớm trước khi đi làm với lễ vật đơn giản gồm hương hoa, trái cây, có thể có cơm rượu nếp, bánh gio. những nhà có điều kiện dùng bữa trưa với nhau vẫn làm mâm cỗ tươm tất và cúng vào chính ngọ. một số gia đình cầu kỳ vừa thắp hương vào sáng sớm để cho mọi người ăn trái cây, rượu nếp giết sâu bọ trước, trưa mới làm mâm cơm cúng gia tiên và các vị thần linh.