Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tết, nói chuyện ma men

Rượu, bia là những “phát minh vĩ đại” của loài người và không thiếu những lời “vàng ngọc” về thứ nước men này. Nhưng khổ nỗi, chính “thần Lưu Linh” lại là thủ phạm của vô số những tai họa khi “kết bạn” với người.

Hai tay nâng chén rượu đào

Bỏ ra thì tiếc, uống vào thời say!

Không nói chuyện người uống nhầm rượu độc (methylic) mà ch*t hay người không nghiện nhưng uống nhiều trong một lần rồi bị ngộ độc ethylic cấp tính có thể “thăng thiên”, gặp T*i n*n hay làm bệnh có sẵn bùng phát, bài viết này nói về những “ma men” - người nghiện rượu.

Thời bao cấp, anh V đi công tác nước ngoài liên tục. Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước mà nhà anh sẵn Mobilette “cá vàng”, xe đạp Peugeot, tủ lạnh, tivi..., hàng xóm nằm mơ không thấy. Cuối thập niên 80, khi các loại hàng “bãi” ùn ùn đổ về, anh hùn vốn với một người, buôn tủ lạnh, máy giặt cũ từ Hải Phòng về Hà Nội, rồi bị lừa sạnh vốn liếng. V buồn phiền, mượn rượu giải khuây. Trước, vui bạn vui bè thì uống, nhưng có chừng, giờ ngồi trầm ngâm hằng giờ bên ly rượu, cốc bia. Những lần say bê bết ngày càng dày hơn, người lúc nào cũng sặc mùi rượu. Anh trữ hẳn một can 20 lít, cứ một, hai giờ lại tợp một, hai chén thay nước trà. Trước, còn có chút đưa cay, sau thì toàn uống “xếch”, ngay cả bữa chính cũng chỉ tí tẹo cơm, vài gắp rau. Anh ngày càng gầy, đến mức da bọc xương và... bị viêm hai khớp háng, bác sĩ phán: “Do rượu”. Sau hai lần mổ thay chỏm xương đùi, tạo ổ khớp mất gần trăm triệu đồng chưa được bao lâu, trong một đêm đông lạnh giá, anh ra đi mãi mãi.

Người nghiện rượu như anh V lệ thuộc vô điều kiện vào rượu, luôn thèm rượu. Rượu đốt cháy hoàn toàn năng lượng sinh ra, năng lượng không thể chuyển hóa thành dạng dự trữ trong gan, cơ như cơm, thịt, cá... Người nghiện rượu mất cảm giác đói nên không ăn hoặc ăn rất ít, lâu ngày thành phản xạ có điều kiện xấu, gầy guộc, không đủ năng lượng chống đỡ giá lạnh. Người “nạp” ít nhất

300-1.000ml rượu 40 độ mỗi ngày và uống kéo dài liên tục 10 năm trở lên sẽ nghiện, khoảng 10% sẽ nghiện trước 5 năm.

Khởi đầu, người nghiện rượu uống nhiều và gặp nhiều rối loạn: Đánh trống ngực, khó thở, nôn, tiêu chảy, họ sợ nên uống ít đi. Nhưng hết các phiền toái đó, họ lại uống nhiều hơn và hiện tượng này lặp lại nhiều đợt, sau nhiều năm, khả năng dung nạp rượu hạ thấp dần, ngày càng uống ít hơn nhưng say lâu hơn, nếu mỗi lần “nạp” hai chén, chỉ thêm một chén nữa sẽ say bê bết.

Nghiện đến giai đoạn nào đó sẽ xuất hiện các rối loạn tâm thần gồm: Ảo giác, hoang tưởng do rượu; sảng rượu và mất trí do rượu. Ảo giác thường là ảo thính, ảo thị (nhìn, nghe thấy cái không hề có). Hoang tưởng là những ý nghĩ mà bệnh nhân khẳng định hoàn toàn đúng, có thật, nhưng không hề có trong thực tại, thường là hoang tưởng ghen tuông, bị truy hại.

Khi lượng cồn trong máu hạ thấp, người nghiện rượu sẽ rơi vào hội chứng “cai” rượu: Cồn cào, lo lắng quá mức, sợ hãi mơ hồ, trầm cảm; run chân tay (có khi cả môi, mặt), đi loạng choạng, vã mồ hôi như tắm, nhịp tim trên 100 lần/phút, đánh trống ngực, huyết áp tối đa đến 180-200 mmHg (rối loạn thần kinh thực vật); buồn nôn, nôn; co giật như động kinh; mất ngủ ngay tối đầu tiên khi xuất hiện “cai”, ngủ không sâu, giấc ngủ ngắn và toàn ác mộng, hay thức giấc, rất mệt mỏi lúc sáng dậy, tình trạng tăng dần đến ngày thứ 3 trở lên sẽ mất ngủ hoàn toàn.

Năm 2017, trung bình người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên tiêu thụ 8,9 lít cồn (quy từ rượu, bia), tăng 90% so với năm 2010, gấp 8 lần người Nhật Bản, 16 lần người Mỹ, người Việt uống rượu, bia đang trẻ hóa rất nhanh.

Hội chứng “cai” rượu xuất hiện khi đang uống nhiều, kéo dài, phải ngừng hoặc uống ít (vì chấn thương, bệnh khác...) hoặc vào sáng dậy, do ngủ không “nạp” được rượu, nên thức dậy là vớ ngay chai rượu. Cứ như Thu*c thánh, sau một, hai chén, các triệu chứng này biến mất và người nghiện lại bình thường.

Trên nền hội chứng “cai” rượu nặng, nếu không được “nạp” rượu, sau 1-2 ngày hoặc 3-4 ngày có thể phát triển thành sảng rượu cấp (delirium tremens, sảng run), một cấp cứu tâm thần tối khẩn, Tu vong tới 22-33%. Xin nêu một ví dụ: Anh D ở Hà Nội, mới khoảng 40 tuổi nhưng đã nghiện rượu nặng, chân tay teo tóp, mặt nhợt nhạt, bung bủng như phù. Sau một lần bị “cai” nặng hơn những lần trước, anh mất ngủ, nếu chợp mắt được thì toàn ác mộng: Rắn đuổi, chó đuổi, bị Đ*m ch*m...; ngày thì toàn “nhìn” thấy hổ, báo, quỷ, quái vật bé xíu, chuột cống, rắn độc, nhện độc, gián, bò cạp kín đất (ảo thị); “nghe” thấy tiếng la hét, nhạo báng, dọa nạt, kể tội mình (ảo thanh); “thấy” sâu bọ, kiến, gián, dòi bò khắp người (ảo giác xúc giác), làm anh khiếp sợ. Lại thấy xung quanh mờ ảo như phủ sương mù, không biết đang ở đâu, sáng hay chiều, mình là ai (ý thức lú lẫn). Anh D run ở lưỡi, đến tay, chân rồi toàn thân run bần bật, mồ hôi đầm đìa, sốt cao dù không nhiễm trùng, sau đó thì co giật... Anh D cấp cứu ở Bệnh viện Bưu điện, bác sĩ nói với vợ anh D là anh bị sảng rượu - một bệnh cảnh loạn thần do rượu nguy hiểm nhất, xảy ra ở bất cứ người nghiện rượu nào và luôn có cơn co giật kiểu động kinh, có thể Tu vong do trụy tim mạch và thường biến chứng viêm phổi... Ý thức lú lẫn sẽ đi cùng rối loạn tri giác (không nhận biết được đồ vật, người, vật...) sẽ làm phát sinh hành vi không kiểm soát: Vùng chạy đột ngột; tấn công “kẻ thù” vô hình; gây thương vong cho mình và người xung quanh; ảo giác rùng rợn có thể đưa đến tự sát tức thì do quá hoảng loạn.

Năm 1887, giáo sư người Nga X.X.Korsakof đã mô tả một bệnh cảnh nghiện rượu, gọi là bệnh loạn thần Korsakof hay mất trí do rượu: Từ khoảng 50-60 tuổi, sau nhiều năm nghiện rượu, con người sẽ xuất hiện nhiều chứng quên phức tạp, trầm trọng (mất trí), viêm nhiều dây thần kinh gây liệt, teo cơ, rối loạn cảm giác đau, bịa chuyện, trí tuệ sa sút...

Người nghiện rượu tập hợp những suy đồi, bắt đầu từ cảm xúc: Cau có, cáu gắt, nổi khùng, gây gổ, độc ác, đa nghi..., đến đạo đức: Vô trách nhiệm với nghề nghiệp, người thân, tiêu hết tiền vào rượu, ăn bám gia đình, đòi hỏi vô lý, ích kỷ, không ngần ngại ăn cắp tiền, đồ vật để có rượu uống. Mối quan hệ của người nghiện rượu với người thân, xã hội tổn thất, đổ vỡ, mất việc làm, uy tín, địa vị xã hội giảm thấp...

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, người nghiện rượu chiếm 4,5-10% dân số ở châu Âu, Mỹ. Ở Việt Nam, người nghiện rượu chiếm 4% dân số ở thành thị và 3% ở nông thôn; trong đó khoảng 10% người nghiện rượu là nữ. Thống kê năm 1996, có đến 80,6% người nghiện rượu chưa tốt nghiệp THPT, làm những nghề nặng nhọc và có đến 32,5% người nghiện rượu thất nghiệp tại thời điểm thống kê. Ở các nước phát triển, số giường điều trị nghiện rượu chiếm 10-30% tổng giường bệnh tâm thần. Phần lớn những nhà văn Mỹ nhận giải Nobel nghiện rượu. Ở Việt Nam, nhà thơ Hoàng Trung Thông, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn... là những “học trò yêu” của “thần Lưu Linh”.

Người nghiện rượu khó tránh khỏi các bệnh: Thoái hóa mỡ; ung thư gan, xơ gan; loét dạ dày - tá tràng; viêm khớp, đa dây đa rễ thần kinh; cơ tim mãn (gây phình tim, suy tim); cao huyết áp; Parkinson; ung thư hầu - họng, thực quản, thanh quản; liệt dương... WHO xếp rượu là nguy cơ Tu vong thứ ba sau bệnh tim mạch, ung thư và đặt nội dung chống uống rượu là điểm trọng yếu của chương trình chống nghiện chất.

Người Việt Nam mỗi năm chi khoảng 4 tỉ USD cho rượu, bia, cộng với thiệt hại khoảng 50.000 tỉ đồng để giải quyết hậu quả T*i n*n giao thông và gần 26.000 tỉ đồng cho 6 bệnh ung thư do rượu, bia. Năm 2017, trung bình người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên tiêu thụ 8,9 lít cồn (quy từ rượu, bia), tăng 90% so với năm 2010, gấp 8 lần người Nhật Bản, 16 lần người Mỹ, người uống rượu, bia đang trẻ hóa rất nhanh. Với hiện trạng đó, chắc hẳn số người nghiện rượu sẽ tăng nhanh kéo theo nhiều hệ lụy.

Bác sĩ Bình Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/tet-noi-chuyen-ma-men-561609.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Em không trách anh vì mẹ chỉ có một, chỉ biết yêu anh bằng cả tấm lòng và sự chân thật. Em đã đợi anh quá lâu để có câu trả lời và hôm nay lễ tình nhân anh đã cho em một câu nói “Anh không thể làm khác”.
  • Phụ nữ đáng chán trong mắt đàn ông là kiểu phụ nữ hay thích nói chuyện theo lối sau:
  • Hòng tránh được tình trạng lên cân, cải thiện được sức khỏe và có được giấc ngủ ngon thì bạn cần né 6 loại thực phẩm dưới đây vào cuối ngày nhé!
  • Rượu bia được xem là gia vị để chuyện chăn gối thêm mặn nồng nhưng cũng có thể trở thành “độc dược” khiến người ta mất đi bản lĩnh tình yêu của mình.
  • Việt Nam có mức thu nhập đứng thứ 8 khu vực Đông Nam Á nhưng mức tiêu thụ bia lại đứng đầu khu vực, vượt xa so với các nước kế tiếp là Thái Lan, và Philippines.
  • Rượu, bia là yếu tố nguy cơ thứ 4 trong 8 yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển...
  • Bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.
  • Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia của Bộ Y tế gần đây có điểm cấm bán rượu bia sau 22 giờ đã gây dư luận nhiều chiều.
  • Ngày Tết là dịp có đầy đủ các yếu tố làm cho cơn đau dạ dày có điều kiện thuận lợi tái phát nếu người bệnh không thực hiện các chế độ ăn uống và sinh hoạt chặt chẽ.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY