Khoa học hôm nay

Thế vận hội mùa đông 2022: Những ưu và nhược điểm của tuyết nhân tạo

(HNMO) - Tuyết nhân tạo đòi hỏi nhiều về công nghệ và chi phí nhưng cũng mang lại một số lợi ích nhất định.

(HNMO) - Tuyết nhân tạo đòi hỏi nhiều về công nghệ và chi phí nhưng cũng mang lại một số lợi ích nhất định.

Ảnh: Getty Images

Thế vận hội mùa đông 2022 là lần đầu tiên trong lịch sử sự kiện thể thao này phải phụ thuộc hoàn toàn vào tuyết nhân tạo. Nguyên nhân do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng cao, kéo theo sự sụt giảm mạnh của lượng tuyết tự nhiên.

Nghiên cứu do một nhóm các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi trường đại học waterloo (canada) công bố ngày 18-1 cho thấy, nhiệt độ trung bình ban ngày trong tháng 2 tại những thành phố từng đăng cai thế vận hội mùa đông đều tăng, từ 0,4 độ c giai đoạn 1920-1950, lên 3,1 độ c giai đoạn 1960-1990 và ở mức 6,3 độ c trong thế kỷ xxi.

Theo cnn, tại thế vận hội mùa đông 2022, các địa điểm thi đấu ngoài trời ở hai thành phố bắc kinh và trương gia khẩu có lượng tuyết tự nhiên vào khoảng 20cm mỗi năm nên không thể đáp ứng điều kiện. để giải quyết vấn đề này, tuyết nhân tạo đã được đưa vào sử dụng.

Technoalpin, công ty đến từ italia có trách nhiệm bảo đảm tuyết nhân tạo cho thế vận hội mùa đông 2022, đã đưa vào sử dụng hàng loạt trang thiết bị hiện đại, gồm 300 súng phun tuyết, 130 máy tạo tuyết, 8 tháp làm mát nước, 3 trạm bơm và khoảng 64km đường ống dẫn với tổng chi phí đầu tư hơn 60 triệu usd.

Những trang thiết bị kể trên sẽ cung cấp 1,2 triệu mét khối tuyết nhân tạo cho thế vận hội mùa đông 2022, bao phủ các địa điểm thi đấu trên diện tích khoảng 800.000m2.

Theo ước tính của ủy ban olympic quốc tế (ioc), lượng nước để bảo đảm tuyết nhân tạo cho sự kiện thể thao này lên đến 49 triệu gallon (gần 223.000m3), tương đương lượng nước uống mỗi ngày dành cho gần 100 triệu người.

Dù là giải pháp thay thế nhưng tuyết nhân tạo không hội tụ đủ yếu tố an toàn của tuyết tự nhiên. loại tuyết này tạo ra bề mặt cứng và trơn hơn so với nguyên bản, đồng nghĩa làm gia tăng nguy cơ gặp chấn thương, đặc biệt đối với các vận động viên trượt tuyết tự do và trượt ván trên tuyết vốn thường phải tiếp đất sau những tình huống nhảy cao.

Bên cạnh chi phí cao, đòi hỏi lượng nước quá lớn và thiếu tính an toàn, tuyết nhân tạo vẫn sở hữu những lợi thế nhất định. tại thế vận hội mùa đông 2022, tuyết nhân tạo được tạo ra dựa theo một công nghệ độc lập do trung quốc phát triển, với các đặc điểm nhất định về kích thước hạt, tỷ lệ hàm lượng nước và độ cứng có thể dễ dàng thay đổi để đáp ứng điều kiện của các điểm thi đấu khác nhau. do đó, điều này bảo đảm được yếu tố công bằng đối với các vận động viên.

Sau khi thế vận hội mùa đông 2022 khép lại, tuyết nhân tạo sẽ mang lại môi trường hoàn hảo cho những du khách yêu thích trượt tuyết, hoặc đơn giản là ngắm cảnh. trung quốc cũng có kế hoạch tận dụng một số điểm thi đấu cho những môn thể thao mùa đông tại các trường học và chuyển đổi thành cơ sở sản xuất tuyết. lượng nước tan từ tuyết nhân tạo cũng sẽ được lưu trữ tại hồ chứa nhằm phục vụ hoạt động du lịch hoặc nông nghiệp.

Ngoài ra, công nghệ tuyết nhân tạo cũng có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề khí hậu. việc điều chỉnh nhiệt độ trong một phạm vi cụ thể có thể duy trì sự phát triển của cây trồng ở những khu vực chịu tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. tại những khu vực núi cao, tuyết nhân tạo có thể làm giảm quá trình tan chảy của tuyết tự nhiên, đồng thời hỗ trợ kiểm soát dòng nước, ngăn lũ lụt và hạn hán xảy ra.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1025000/the-van-hoi-mua-dong-2022-nhung-uu-va-nhuoc-diem-cua-tuyet-nhan-tao)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY