Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Theo vết dầu loang - Kỳ 1: Thâm nhập chợ dầu không phép

Bước lên con tàu dầu cũ áp sát vào bờ cảng, ông Toàn (chủ tàu dầu) yêu cầu phải có tiền thì mới bơm dầu, nếu không chủ tàu phải đích thân ký nợ. Sau khi thỏa thuận xong, ông Toàn nổ máy, kéo vòi bơm sang con tàu NA 94209 TS để bơm dầu. Sau chừng 7 phút, khi đã bơm đủ 1.000 lít dầu cho chủ tàu cá, ông Toàn mắc võng trên tàu dầu của mình, nằm chờ những con tàu khác đến bơm dầu... Đáng nói, việc mua bán dầu như thế không thấy có hóa đơn.

Tận mục sở thị

Tháng 5, giữa cái nắng oi bức, nhóm phóng viên chúng tôi có mặt tại cảng cá Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai). Thời điểm này, tàu thuyền nhộn nhịp ra vào cảng vừa xuất bán hải sản, vừa chuẩn bị nhiên liệu, nhu yếu phẩm để tiếp tục cho chuyến biển mới. Các tàu cá được tàu dầu chạy đến tận nơi bơm dầu vào khoang. Đáng chú ý, những tàu dầu này trông giống như chiếc “lều lán” di động trên sông Mai Giang. Một ngư dân cho hay: Đó là những tàu dầu chuyên cung cấp nhiên liệu cho toàn bộ tàu cá ở đây, chúng tôi thường gọi đây là một “chợ” dầu trên sông.

Có nhiều tàu dầu đậu ở ngay cửa sông Mai Giang. Đó là những con tàu gỗ, phía trước mũi mỗi tàu dựng 2 cột bơm dầu. Một số cây dầu được phủ kín mít bằng bạt xanh. Theo chỉ dẫn của lão ngư tên Khang, chúng tôi đi dọc bờ cảng chờ quan sát hoạt động của “chợ” dầu. Không để chúng tôi chờ lâu, con tàu mang biển số NA 94209 TS của ngư dân Nguyễn Văn Cam ở phường Quỳnh Phương tiến gần lại con tàu dầu đang neo tại cảng cá. Lập tức một người đàn ông thấp đậm, trạc ngoài 60 tuổi, chạy xe máy ra cảng. Đó là ông Phan Anh Toàn – chủ con tàu dầu không biển kiểm soát.

Bước lên con tàu dầu cũ áp sát vào bờ cảng, ông Toàn yêu cầu tàu cá phải có tiền thì mới bơm dầu, nếu không chủ tàu phải đích thân ký nợ. Sau khi thỏa thuận xong, ông Toàn nổ máy, kéo vòi sang tàu NA 94209 TS để bơm dầu. Sau chừng 7 phút, bơm đủ số lượng dầu 1.000 lít cho tàu cá và đương nhiên là không hề có hoá đơn mua bán theo đúng quy định.

Lát sau, khi có tàu của lão ngư Hoàng Thái Ngọc ở phường Quỳnh Phương chuẩn bị bơm dầu, chúng tôi bám theo. Tàu cá này công suất 45 CV, chuyên khai thác hải sản vùng lộng, hơn 15 năm nay, mỗi lần đi biển, ông Ngọc đều mua dầu tại các tàu dầu trên sông Mai Giang.

Có tàu đến bơm dầu, chủ tàu dầu Bùi Thái Mười hăm hở phục vụ ngay, và việc mua bán cũng không có hóa đơn. “Do tàu công suất nhỏ nên mỗi lần tôi đổ gần 60 lít dầu, với số tiền 1 triệu đồng, đi được 5 chuyến biển, còn đối với những tàu đánh bắt xa bờ phải mua tới hàng nghìn lít mỗi lần, tất cả các tàu đều mua dầu tại “chợ” dầu trên sông biển”- ông Ngọc nói.

Tiếp cận tàu dầu của bà Nguyễn Thị Nhung ở phường Quỳnh Phương (tàu không phép mang số hiệu 4549), bà Nhung cho biết: “Tàu hoạt động từ năm 2008 đến nay, chủ yếu cung cấp dầu cho 3 tàu cá của người đi biển. Mỗi tháng, tàu cung cấp hơn 4.000 lít dầu”. Khi chúng tôi đề cập đến việc buôn bán xăng dầu không đủ điều kiện là vi phạm pháp luật, bà Nhung thừa nhận và cho biết, lâu nay tàu chỉ hoạt động, buôn bán cầm chừng cố gắng để cung cấp dầu cho tàu người thân đi biển mà thôi.

Theo phản ánh của người dân, tại khu vực cảng cá Quỳnh Phương có khoảng 7 tàu dầu không phép hoạt động, tự do đi lại trên sông biển để buôn bán xăng dầu. Có thể liệt kê một số tàu dầu không phép của các gia đình như: Hoàng Văn Nhưỡng, Phan Anh Toàn, Phan Thị Côi, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Chín… Đây là những tàu dầu hoạt động theo kiểu không hóa đơn chứng từ; không đủ phương án phòng cháy, chữa cháy; không chống sự cố tràn dầu an toàn môi trường, không giấy phép hoạt động…

Những cây dầu "trốn tìm"

Không chỉ vi phạm trong buôn bán xăng dầu trên biển, một thực trạng đáng báo động nữa ở thị xã Hoàng Mai là việc hàng chục cây dầu kinh doanh sát cảng cá không đủ điều kiện mà vẫn hoạt động theo kiểu “trốn tìm”. Tại cảng cá Quỳnh Lập hiện có nhiều cây dầu được dựng trong góc nhà và ngay tại bến cảng để cung cấp cho các tàu cá.

Nhằm đối phó lực lượng chức năng, có những gia đình tìm cách che chắn, bịt kín cây dầu; thậm chí thường “cửa đóng then cài” để tránh bị phát hiện sai phạm. Khi chúng tôi tìm gặp chị Lê Thị Gấm, hộ kinh doanh xăng dầu tại cảng cá để hỏi chuyện thì chị này liên tục từ chối trả lời.

Tuy nhiên, khi chúng tôi đưa ra những dẫn chứng về việc kinh doanh xăng dầu trong nhà, đặc biệt chưa có giấy phép, thì chị Gấm mới hợp tác trả lời và thừa nhận có 1 cây dầu trong nhà hoạt động đã 3 năm nay, chủ yếu cấp dầu thường xuyên cho 3 tàu cá.

Tại cửa hàng xăng dầu đặt trong khuôn viên của một HTX trên địa bàn xã Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai), mà qua tìm hiểu chúng tôi được một lãnh đạo xã cho biết, đây là cửa hàng xăng dầu hoạt động không phép. Một khách hàng vừa đổ xăng vào chiếc xe máy tại cây xăng dầu này, cho biết: Lâu nay người dân chúng tôi vẫn đổ xăng ở đây, còn họ được cấp phép hoạt động hay không thì chúng tôi không bận tâm.

Theo quan sát, từ đầu đến cuối cảng cá Quỳnh Lập có khoảng hơn 10 cây dầu hoạt động không phép; có nhiều cây được xây trong nhà, còn lại thuê đất xây dựng kinh doanh sát cảng. Đặc biệt, những cây dầu này không hề niêm yết giá bán xăng dầu; hệ thống phòng cháy, chữa cháy thô sơ; nhiều cây dầu sử dụng màn hình số bằng cơ nên rất dễ xảy ra sai sót…

Ở thị xã Hoàng Mai, bình quân mỗi tàu đánh bắt xa bờ đều mua từ 12.000 – 15.000 lít trữ dưới khoang; thường thì họ đi biển khoảng 7 – 10 ngày mới về bờ, có thời điểm gặp may thì 2 – 3 ngày về. Trường hợp, một số tàu cá đang khai thác xa bờ nếu thiếu dầu thì liên hệ bộ đàm với các cá nhân ở nhà để gửi dầu ra.

Việc các hộ dân vùng ven biển thị xã Hoàng Mai cũng như các địa phương khác, kinh doanh xăng dầu không phép, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có biết. Thực tế hầu như năm nào các cơ quan chức năng cũng kiểm tra, xử phạt hành chính, nhưng tình trạng này như là “bắt cóc bỏ đĩa”.

Thống kê của Sở Công Thương Nghệ An, hiện trên địa bàn tỉnh có 71 cửa hàng kinh doanh xăng dầu không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; trong đó tập trung nhiều ở các địa bàn ven biển: thị xã Hoàng Mai có 20 cửa hàng, tàu thuyền; huyện Quỳnh Lưu có 13 cửa hàng và huyện Diễn Châu có 15 cửa hàng.

(Còn nữa)

Nguồn baonghean.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/theo-vet-dau-loang-ky-1-tham-nhap-cho-dau-khong-phep-70704.html)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY