Miền trung nắng gió, thiên tai, nhưng bù lại thiên nhiên lại vô cùng ưu ái ban cho nhiều bãi biển với những phong cảnh đẹp đến say đắm lòng người. ở một nơi trên biển miền trung, chỉ có tiếng sóng dội vào hang núi, rồi khiến những chuông đá, khánh đá vọng vang. và bàn trời đá bỗng trở thành khúc nhạc muôn điệu như những tiếng đàn trời bên biển, đó là eo biển thiên cầm, thuộc huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh.
Lỗi hẹn đã lâu, đến một ngày giữa thu, chúng tôi vượt qua 400 cây số để đến với biển thiên cầm. nơi đây, chỉ cần nghe tên thôi cũng đã đủ sức quyến rũ lòng người. truyền thuyết kể lại rằng, đời vua hùng thứ 13, khi qua đây nghe tiếng sóng biển và thông reo, ngỡ tiên gẩy đàn, nhà vua bèn lệnh cho quần thần leo lên núi. ngắm hình hài dãy núi thấy giống chiếc đàn tỳ bà liền hạ bút phê ba chữ “thiên cầm sơn”. từ đó núi có tên thiên cầm. hàng năm, khi mùa xuân đến, các vua hùng đều lên đây thưởng ngoạn cảnh trời mây non nước, nghe thông reo và thưởng thức đặc sản biển. đồn rằng, vào lúc trời yên biển lặng, đứng trên đỉnh thiên cầm có thể nghe được một thứ âm thanh rất lạ như là thứ nhạc của trời. có lẽ vì vậy mà thiên cầm theo nghĩa đen là đàn trời.
Eo biển Thiên Cầm dài gần 10 cây số từ núi Thiên Cầm xuôi về cửa Nhượng, nhưng khu bãi tắm chỉ dài không đến 1 cây. Không ồn ào, náo nhiệt như những bãi biển khác, phố biển Thiên Cầm nhỏ bé và tĩnh lặng như một thiếu nữ với vẻ đẹp thánh thiện ẩn mình và thức dậy trước ánh bình minh. Vẻ đẹp đó đã làm nên một Thiên Cầm rất riêng, không dễ gì nơi khác có. Không gian thiên nhiên xen lẫn phố thị, xung quanh là những thảm rừng xanh phủ trên từng ngọn núi, chạy ra sát mép biển. Cả phố biển Thiên Cầm với khoảng chục khách sạn mọc lên dọc bờ biển.
Mới tờ mờ sáng, anh em trong đoàn đã í ới gọi nhau ra đón bình minh trên biển. chân trời màu tím chuyển nhanh sang hồng. không gian sáng dần. xa xa phía chân trời, nhô dần lên khỏi mặt biển một hình tròn đỏ lự, to bằng cái đĩa, tỏa ra những vệt sáng màu hồng ấm áp, mặt biển sóng sánh ánh vàng, tạo nên một không gian huyền ảo. họa sĩ đăng kính với mái tóc dài lãng tử, đờ đẫn trước thời khắc hiếm có của biển lúc bình minh. bất thần, anh chĩa máy ảnh ra phía chân trời, chụp xoèn xoẹt những con thuyền câu xa tít, nhấp nhô, lúc ẩn lúc hiện sau những con sóng. nhiều bạn trẻ nhí nhảnh, thi nhau hứng tay chụp những hình ảnh đầu tiên của ông mặt trời vừa nhô lên mặt biển...
Không ồn ào với những con sóng trắng xóa cao ngập đầu người, biển thiên cầm lô xô từng con sóng nhỏ, nhẹ nhàng vỗ về bờ cát trắng mênh mông. gió nhẹ thổi rừng phi lao tạo ra âm thanh du dương, trầm bổng như tiếng ru lòng mẹ. từ thiên cầm nhìn ra ánh mắt chạm phải lô nhô hòn bớc, hòn én trông như những cánh phao nâu đang dập dềnh ngoài biển. ở quanh đó những chiếc thuyền đánh cá trông như những chiếc lá hình thoi đang cày tung sóng trắng với những gọng vó, guồng te để đem tôm, cá, mực về cho ngư dân vùng biển. có thể như vậy đã làm nên một thiên cầm rất riêng trong chuỗi biển miền trung.
Đêm. phố biển không huyên náo nhưng vẫn sôi động, không “chộp, giật” mà vẫn xởi lởi kẻ bán, người mua. gió thổi hất tung mái tóc mang theo vị mặn mòi của biển cả. từng đôi trai gái sánh bước bên nhau dập dìu, ngắm mua những món quà biển. chị hương bình, lễ tân khách sạn tâm sự: vào những dịp nghỉ lễ hay ngày nghỉ cuối tuần, khách đến đây đông lắm, sẽ hết phòng nếu không đặt trước. ấn tượng nhất khi chúng tôi đến với thiên cầm, một phố biển chưa bị nhiễm “màu” của cơ chế thị trường, không xô bồ như những nơi chúng tôi đã từng đến. chị bình cho biết: “khách đến nơi ni vừa lòng thì mua, khách gần cũng như xa vô đây đều chung giá dịch vụ. và tuyệt đối không có chuyện “chặt chém” mô anh ạ”. với không gian “sơn thủy hữu tình”, nước biển hiền hòa và trong vắt, thiên cầm là “thiên đường nghỉ dưỡng” lý tưởng cho du khách.
Nghe câu “tiếp thị” bùi tai của anh xe điện Nguyễn Văn Toàn, chúng tôi rủ nhau đi cửa Nhượng thăm chợ cá Cồn Gò. Con đường dài 10 cây số với thù lao chỉ 30 nghìn đồng cho cả lượt khứ hồi mà anh vẫn niềm nở. Mặc dù giá chỉ ngang bát phở nhưng anh vẫn tận tình chờ và còn đi bộ ra tận chợ cá Cồn Gò, khệ nệ xách từng túi cá lên xe cho khách. Nhưng cũng có một lý do khác, theo lịch trình, chúng tôi sẽ ghé mấy cửa hàng bán đặc sản biển, bởi theo anh Toàn: “Khách mua nhiều thì lái xe tụi em cũng có chút đỉnh hoa hồng”.
Chợ cá Cồn Gò tấp nập từ lúc màn đêm chưa loãng trên doi cát sát mép nước. Đây là nơi hợp lưu của các dòng sông Họ, sông Rác và sông Quèn hòa vào dòng nước lớn Rào Cấy rồi đổ ra cửa Nhượng. Với cửa rạch dài gần cây số, chợ cũng là bến thuyền tập kết tôm cá sau mỗi đêm ra khơi của ngư dân trong vùng. Hàng năm, có khoảng trên một nghìn tàu thuyền cập bến Cồn Gò. Nhờ thế mà nghề biển ở đây luôn sôi động trên bến, dưới thuyền.
Sau mỗi chuyến ra khơi, khi thuyền vừa cập bến Cồn Gò, các loại hải sản ngon đều được thương lái đặt mua trước, nên dù có ra chợ thật sớm cũng ít khi mua được hải sản loại “đặc sản”. Đó cũng là lý do các cửa hàng hải sản biển dù có nằm sâu trong ngõ thì người mua vẫn ra vào tấp nập, mặc dù một kg hải sản, sau khi sơ chế có giá cao gấp 4-5 lần ở chợ Cồn Gò, thậm chí cao hơn!
Khi bị “moi” cạn tiền vì sự “quyến rũ” của những món hàng đặc sản biển, anh Toàn rủ chúng tôi thăm ngọn hải đăng ở bên kia cửa Nhượng. Tuy đứng ở Thiên Cầm vẫn nhìn rõ ngọn hải đăng ở làng Nhượng Bạn nhưng vẫn phải đi tiếp 5 cây số. Ấy là đã rất gần khi cây cầu dài bắc qua cửa Nhượng đi khu kinh tế Vũng Áng vừa hoàn thành, còn trước kia phải đi bằng đò. Đối xứng với núi Thiên Cầm, bên kia Nhượng Bạn là núi Đầu Voi cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) như hai mảnh của phím đàn trời đã án ngữ dòng Kỳ La, buộc dòng suối trong vắt này uốn lượn rồi đổ êm ra biển. Đây một thời từng là nơi sầm uất nhất miền Trung, như người xưa truyền tụng: “nhất kinh kỳ, nhì Nhượng Bạn”. Làng có lịch sử 600 năm, xưa thuộc Kỳ La, miền đất cực Nam của nước Đại Việt và đã từng là một vị trí quân sự quan trọng trong những cuộc viễn chinh của thủy quân nhà Trần. Hầu hết dân làng theo nghề cá, chỉ một ít hộ làm muối theo cách cổ xưa, dùng nồi đồng hoặc nồi đất to rồi đun lên, đến khi nước cạn thì thành muối. Diêm dân cửa Nhượng ngày nay chuyển đổi dùng ô chạt làm muối để tăng năng suất. Thảo nào lúc tắm, tôi lại thấy nước biển Thiên Cầm dường như mặn hơn nơi khác.
“Sầm uất là thế, song bà con ngư dân cũng cơ cực lắm”, anh Toàn cho biết. Khi tàu thuyền ra khơi thì làng cá vắng hoe, đám trẻ làng chài phần đa phải bỏ học khi mới 13, 14 tuổi để theo nghề cá. Ngoài giờ phụ giúp cha mẹ, chúng lại xách cần ra câu ở ghềnh đá gần ngọn hải đăng, nơi những đàn cá hay tung mình kiếm ăn trên ngọn sóng. Trước kia ngư trường khá gần, nhưng từ khi các tàu lớn ra hút cát phục vụ san lấp mặt bằng khu công nghiệp Formosa, các loài hải sản cũng kéo nhau đi nơi khác. Do vậy, những con thuyền của ngư dân cũng phải kéo nhau đi xa hơn để theo luồng cá. Vất vả là thế, nhưng người dân nơi đây vẫn thủy chung một lòng với biển, bởi biển bao đời đã chở che, bao bọc và nuôi sống người dân.
Rời cửa Nhượng và biển Thiên Cầm trong một tiết trời thu, để lại cho chúng tôi một ấn tượng khó quên về một Thiên Cầm đất dịu, người hiền và biển đẹp đầy kỳ thú. Phía sau, hàng phi lao vẫn reo và sóng biển vẫn dạt dào, chợt nhớ mấy câu thơ anh Toàn ngân nga lúc chở chúng tôi dạo trên phố biển như níu kéo người ở lại:
Chủ đề liên quan:
đôi trai gái hình ảnh đầu tiên huyện cẩm xuyên mái tóc dài phong cảnh đẹp sức quyến rũ thiên cầm một sớm mùa thu thuyền đánh cá tiếng sóng biển