Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Thoát vị đĩa đệm và những điều cần lưu ý

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thường là đau lưng dữ dội, cơn đau giảm khi nằm nghỉ nhưng sẽ tái phát khi ngồi, đi lại hoặc thậm chí hắt hơi.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh khá phổ biến tại việt nam cũng như các nước trên thế giới. hàng năm, số người mới mắc đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chiếm từ 5 - 10% dân số. là căn bệnh dễ mắc nhưng lại khó điều trị, thoát vị đĩa đệm ngày càng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh.

Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống, có tác dụng như lò xo giảm chấn, giảm áp lực lên cột sống. theo thời gian, các đốt sống và đĩa đệm dần bị mất nước, trở nên giòn và dễ vỡ. thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một trong các thành phần cấu tạo của đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí và chèn ép vào tủy sống, dây thần kinh.

Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường gặp là do người bệnh bị thoái hóa, chấn thương hoặc có bệnh lý về cột sống. bên cạnh đó, người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, ngồi sai tư thế lâu ngày hoặc mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,… đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. bệnh thường khởi phát sau một thời gian dài đau lưng âm ỉ hoặc khởi phát đột ngột sau khi cúi người sai tư thế để làm việc nặng.


Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân

triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thường là đau lưng dữ dội, cơn đau giảm khi nằm nghỉ nhưng sẽ tái phát khi ngồi, đi lại hoặc thậm chí khi hắt hơi.

Ths.bs. nguyễn thành nhân - khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đại học y dược tp.hcm (bv. đhyd) cho biết khoa đã tiếp nhận điều trị hơn 1.000 ca thoát vị đĩa đệm, trong đó khoảng 10% có chỉ định phẫu thuật. những cơn đau do thoát vị đĩa đệm làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. trường hợp nặng có thể khiến người bệnh yếu liệt, không kiểm soát được khả năng tiêu tiểu. rất nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm trước đó đã điều trị sai phương pháp, chẳng những gây tốn kém thời gian, chi phí điều trị mà còn khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Điển hình là trường hợp của anh p.p.h - nhân viên công ty cây xanh đô thị. trong lần đi thu dọn cây ngã đổ trận bão số 9 vừa qua, khi cúi người để vác một nhánh cây đổ, anh đột ngột thấy đau nhói ở thắt lưng. cơn đau ngày càng dữ dội khiến anh h. phải nằm nghỉ 2 ngày liên tục. anh được người thân mua Thu*c giảm đau cho uống, sử dụng thêm cao dán, nắn xương kèm bấm huyệt nhiều lần nhưng cơn đau chỉ giảm khi nghỉ ngơi, tái phát khi vận động. khi cơn đau buốt ngày càng nặng hơn, lan xuống cả sau mông, đùi và bàn chân bên phải, người bệnh mới đến khám tại bv. đhyd. tại đây, anh h. được chẩn đoán bị đau thần kinh tọa phải do thoát vị đĩa đệm tầng l4 - l5.

Kết quả chụp mri cột sống thắt lưng cho thấy tình trạng thoát vị đĩa đệm của anh h đã diễn biến nặng, có khối thoát vị lớn chèn ép nặng rễ l5 bên phải, cần phẫu thuật để điều trị triệt để. người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp phẫu thuật nội soi thắt lưng lấy nhân đệm. sau phẫu thuật, anh h. giảm đau tê nhiều và xuất viện 2 ngày sau đó. hiện tại, anh đang tích cực tập vật lý trị liệu để phục hồi cột sống lưng.

Ths.bs. nguyễn thành nhân cho biết việc điều trị thoát vị đĩa đệm thường khởi đầu bằng điều trị bảo tồn, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế làm việc, sử dụng các Thu*c đặc trị kèm theo chế độ tập vật lý trị liệu thích hợp.

Nếu đáp ứng tốt, người bệnh có thể giảm các triệu chứng trong vòng 1 - 2 tháng. đa phần người bệnh cần ít nhất 1 năm để trở lại tình trạng bình thường. tuy nhiên, các trường hợp nặng cần chỉ định phẫu thuật dù phát hiện bệnh sớm. tại bv. đhyd, rất nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm đã đạt được kết quả điều trị rất khả quan mà không cần phẫu thuật. bên cạnh đó, khoa chấn thương chỉnh hình bv. đhyd đã áp dụng kỹ thuật nội soi cột sống để lấy nhân thoát vị, đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh như đường mổ nhỏ, phục hồi nhanh, thời gian nằm viện ngắn.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo khi có các triệu chứng nêu ở trên, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác, tránh việc tự ý chữa trị làm tình trạng bệnh nặng thêm. người dân cần phải tránh làm việc mang vác nặng, khom cúi không đúng tư thế, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn đủ chất bổ dưỡng, uống đủ nước, có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi, phù hợp tình trạng sức khỏe giúp nâng cao sức khỏe nói chung, tránh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm nói riêng.

Lời khuyên của thầy Thu*c
Hiện tại trong dân gian còn tồn tại một số quan điểm sai lầm về điều trị thoát vị đĩa đệm như đắp lá, đắp Thu*c, nắn xương, bấm huyệt, đau đâu chích đó… Các phương thức này thường không có tác dụng điều trị hoặc chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, những quan điểm tập luyện sai lầm như khuyên người bệnh đi bộ nhiều, khom cúi nhiều hay xoay bẻ cột sống có thể làm cho tình trạng thoát vị nặng thêm.

T.P ghi

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thoat-vi-dia-dem-va-nhung-dieu-can-luu-y-n152441.html)

Chủ đề liên quan:

đĩa đệm thoát vị đĩa đệm

Tin cùng nội dung

  • Đau lưng là một trong những lý do phổ biến nhất khiến chúng ta phải đi khám hoặc nghỉ việc. Ai trong chúng ta đều bị đau lưng ít nhất một lần trong đời.
  • Chỉ tính từ tháng 8 đến nay, Khoa Chấn thương chỉnh hình I - BV Việt Đức đã tiếp nhận 7 ca gãy tay có liên quan đến trò đấu vật tay...
  • Một năm trở lại đây tôi rất hay bị đau đầu có lúc không chịu được mặc dù đã uống Thu*c giảm đau, hay bị chóng mặt, tay hay bị tê.
  • Mẹ tôi bị tê và run hai chân, khám Bệnh viện Chợ Rẫy được chẩn đoán là bệnh hẹp ống sống và cho Thu*c uống nhưng không bớt.
  • Hiện tượng đau mỏi vùng vai gáy và đau lan xuống cánh tay với cảm giác tê bì, nóng rát, hạn chế vận động cột sống cổ... là một tình trạng bệnh lý thường gặp trong các bệnh xương khớp và thần kinh ...
  • Thời tiết khi xuân về là điều kiện thích hợp để các bệnh về khớp gia tăng, tái phát, đặc biệt là thoái hóa khớp.
  • Bố cháu bị đau lưng dai dẳng, đi khám kết quả bị thoát vị đĩa đệm. Xin bác sĩ cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm có bao nhiêu cách điều trị?
  • Cách đây 2 năm tôi bị đau thần kinh tọa, điều trị bằng châm cứu đã khỏi.
  • Tôi có tiền sử thoát vị đĩa đệm, đã từng phẫu thuật 2 lần. BS cho tôi hỏi, thoát vị đĩa đệm có dẫn đến yếu S*nh l* và hiếm muộn không? (Nguyễn Thanh - TPHCM).
  • Giới áo đầm, cổ cồn cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, cứ tưởng bệnh chỉ kết” người mang vác nặng, làm việc chân tay nhiều...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY