Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thời tiết oi bức, học ngay bí quyết làm 10 loại nước giải khát, sinh tố thanh mát chiêu đãi cả nhà

Chỉ mất vài phút, đảm bảo gia đình bạn sẽ được giải nhiệt với những thức uống thơm ngon, mới lạ dưới đây.

1. Chanh xanh bạc hà

Ảnh minh họa.

Cách làm nước giải khát, sinh tố: Chanh xanh bạc hà.

Chanh chà xát với bột nở (baking soda) và rửa sạch. Thái chanh làm tư và thái một ít lát chanh mỏng để trang trí.

- Đặt chanh và lá bạc hà vào một cái bát hoặc cối, dùng chày để giã hơi nát.

- Chia đều phần xác và nước cốt vào các cốc. Thêm 2 thìa canh siro, lá bạc hà, chanh lái lát, đá viên vào mỗi cốc và cuối cùng là nước soda vào và thưởng thức.

2. Chanh tuyết

- Lựa trái chanh căng mọng, vỏ mỏng rồi vắt lấy 50ml nước cốt chanh.

- Bạn cho 200gr đá nhuyễn, 60ml sữa đặc, 50ml nước cốt chanh, 1 chút vỏ chanh vào máy xay sinh tố và bắt đầu xay nhé. Nếu bạn thích ăn thêm ngọt có thể cho vào thêm 2 - 3 muỗng canh đường theo khẩu vị.

- Chỉ cần vài phút là đã hoàn thành xong ly chanh tuyết mát lạnh, trang trí thêm 1 chút vỏ chanh bào.

3. Sữa chua uống trái cây

Phần sữa chua: Cho nước sôi vào nồi hoặc 1 cái tô to, thêm sữa đặc vào khuấy đều cho tan, sau đó đợi cho sữa nguội bớt mới cho sữa tươi vào khuấy đều. Tiếp đến cho sữa chua mua sẵn vào, khuấy đều hỗn hợp cho tan hoàn toàn.

- Trút toàn bộ hỗn hợp vào 1 cái hũ thủy tinh, lúc này sữa chỉ hơi ấm, đậy nắp kín và đem cất vào lò nướng hoặc lò vi sóng hay những nơi kín gió để ủ sữa. Với cách làm này mình không cần phải ủ với nước ấm như rất nhiều công thức đã có, chỉ cần nơi kín gió và ấm áp là được.

- Phần trái cây: Rửa sạch hoa quả có sẵn và đem cắt nhỏ, sau đó cho vào máy sinh tố xay sơ qua cho nhuyễn 1 chút là được. Cho từng loại quả đã xay vào nồi, cứ 100gr quả bạn cho 50-60gr đường và 1 ít nước vào, bật bếp nấu cho sôi. Sau đó hạ lửa nhỏ vừa, thỉnh thoảng khuấy đều, cứ thế nấu khoảng 5-10 phút cho hỗn hợp hoa quả hơi sệt lại là tắt bếp.

- Chuẩn bị chai hoặc lọ sạch để đựng sữa chua, nếu loại chai lọ có miệng rộng bạn chỉ việc lấy thìa và múc hoa quả đã nấu vào, xoay đều cho lọ bám 1 lớp hoa quả ở thành lọ là được. Sữa chua sau khi đã ủ xong, lấy ra và rót vào các chai lọ đã cho sẵn hoa quả khi nãy, đậy nắp chai và cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản dùng dần.

4. Sinh tố rau má nước dừa

- Rau má rửa sạch, bỏ những lá bị dập úa. Dừa chọn loại có cơm dừa mềm để dễ nạo và ăn ngon hơn. Cho vào máy xay sinh tố 200gr rau má, 400ml nước dừa, 2 muỗng canh đường và 1/2 muỗng cà phê muối.

- Chọn chế độ xay nhuyễn các nguyên liệu. Lọc bỏ xác rau má qua rây, chỉ giữ lại nước.

- Nạo sẵn cơm dừa để riêng. Rau má dừa có thể giữ lạnh rồi uống hoặc uống chung với đá viên cũng rất ngon.

5. Đá me

- Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, sau đó đem thơm đi băm nhuyễn. Cho thơm đã băm, đường cùng với 100ml nước vào chung một chảo. Khuấy đều và đun lửa nhỏ đến khi thơm trong lên và hơi keo lại.

- Lúc này cho me vào rồi dầm nhỏ và trộn đều cho me hòa quyện với thơm.

- Thêm mè trắng rang vàng, gừng bào nhuyễn vào để đá me có vị ấm và thơm hơn. Trộn đều cho tất cả hòa quyện, tiếp tục nấu thêm 2 phút rồi tắt bếp. Trong quá trình sên nếu me trở nên quá sệt thì có thể châm thêm một ít nước vào đến khi me có độ sệt vừa ý.

- Khi múc me vào ly, thêm đá đập nhuyễn rồi rắc đậu phộng lên trên cùng. Lúc uống khuấy đều cho me hòa tan vào nước đá.

6. Nước ép dưa leo chanh

- Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt nếu có. Dưa leo cắt nhỏ.

- Trong một máy xay, cho nước chanh, nước đường và nước lọc (nước cao hơn phần hỗn hợp bên dưới khoảng 2,5cm). Xay nhuyễn tất cả. Cho hỗn hợp ra rây lưới và lọc lấy nước. Rót ra ly, thêm đá viên và thưởng thức.

7. Nha đam đường phèn

- Nha đam rửa sạch vỏ và nhớt vàng (nếu có) rồi cắt thành từng khúc ngắn. Sau đó gọt bỏ phần gai và vỏ xanh bên ngoài, nhớ bỏ sạch vỏ nếu không sẽ dễ gây ngứa khi ăn. Cắt nhỏ phần thịt trong của nha đam ra thành những miếng hạt lựu, rồi đem xả dưới vòi nước để loại bỏ phần nhớt.

- Sau khi xả dưới vòi nước khoảng 3-5 lần thì vớt nha đam ra, đem ngâm với 200ml nước lạnh, 1 muỗng cà phê muối và 2 muỗng canh nước cốt chanh (2 miếng chanh). Ngâm 15 phút để loại bỏ vị đắng có trong nha đam.

- Sau đó đem nha đam đi rửa lại dưới vòi nước lạnh. Vớt ra để ráo nước, trộn nha đam với 100gr đường phèn. Ngâm 15 phút cho đường tan và nha đam thấm ngọt.

- Nấu nước đường phèn gồm 1.5 lít nước, 200gr đường phèn và 1 bó lá dứa (khoảng 50gr). Khuấy đều cho tan đường.

- Nấu sôi nước đường, sau đó hạ nhỏ lửa nấu tiếp tục 15 phút để hương thơm của lá dứa hòa quyện vào nước. Sau đó thêm nha đam, nấu tiếp 10 phút rồi nhắc xuống, để nguội.

- Khi nha đam nguội bớt thì cho vào tủ lạnh, khi uống lạnh nước nha đam đường phèn sẽ ngon hơn rất nhiều.

8. Sâm bí đao

Chọn bí đao trái già, khi già bí đao có vỏ đốm vàng vàng bên ngoài, cắt ra có hạt cứng màu vàng.

- Khi rửa bí, dùng tay chà sạch vỏ bí. Giữ nguyên vỏ, cắt bí thành từng khoanh tròn dầy 1cm. Lưu ý: Nếu chọn phải trái non, dùng dao khoét bỏ ruột, vì ruột bí non sẽ làm nước bị chua.

- Cho bí đao, muối, thục địa vào nồi. Đong 4 lít nước cho vào nồi bí. Đặt nồi lên bếp nấu với lửa vừa. Nấu ít nhất 2 giờ, bí càng mềm, nước càng thơm. Trong quá trình nấu không đậy nắp nồi.

- Nồi nước sâm chuyển màu nâu sau khi nấu 1 giờ 55 phút. Và nước đã vơi bớt đi một ít.

- Khi bí đã rục, bạn rửa sạch lá dứa, thắt gút lại. Sau đó cho vào nồi nước sâm nấu khoảng 5 phút là được.

- Tắt bếp, lọc qua rây bỏ bã, lấy nước. Khi nước còn nóng, cho đường phèn vào, khuấy tan.

- Để nguội, cho vào 3 - 4 giờ trước khi thưởng thức.

9. Chanh sả hạt chia

- Sả cắt bỏ phần lá và thân già rồi cắt khúc nhỏ 5cm. Cho sả vào nồi nấu cùng với 200gr đường và 250ml nước đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu 15 phút rồi tắt bếp. Có thể làm nhiều hơn cho vào chai bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

- Chanh vắt lấy nước cốt. Cho vào bình nước chanh vừa vắt cùng với 250ml nước lọc, 1/2 số nước sả rồi khuấy đều. Nêm nếm tùy khẩu vị. Có thể cho trực tiếp hạt chia vào hoặc ngâm chia với nước ấm cho nở trước rồi vớt vào bình, khuấy đều rồi thêm đá là có thể dùng được.

10. Nước dừa trân châu

- Cho 100gr bột năng vào bát, đổ 100ml nước sôi vào, dùng đũa khuấy đều. Khi nhiệt độ bớt nóng, dùng tay nhào bột cho đến khi tạo thành khối bột dẻo mịn, không bị vón cục.

- Dừa tươi nạo vỏ, rửa sạch, sau đó cắt thành các hạt lựu nhỏ, rồi ngâm chung với nước củ dền 20 phút để tạo màu đẹp. Sau đó lấy một ít bột năng, ấn dẹt rồi đặt miếng cùi dừa vào giữa, nặn các mép kín lại, vo tròn rồi để ra đĩa. Làm tương tự cho đến khi hết cùi dừa và bột. Tiếp theo bạn thả trân châu nhân dừa vào nồi nước sôi luộc khoảng 5-10 phút đến khi thấy trân châu nổi lên mặt nước là được.

- Chuẩn bị sẵn bát nước đường, cứ hạt trân châu nào nổi lên mặt nước thì vớt ra thả vào nước như vậy trân châu dừa sẽ không bị dính vào nhau và dẻo dai, ngon ngọt hơn.

- Trân châu nhân dừa ăn dai dai sần sật, bên trong là vị béo giòn của dừa, bên ngoài áo 1 lớp nước đường ngọt ngọt. Những ngày hè nóng có thể kết hợp để làm nước dừa trân châu, trà sữa trân châu dừa, hay thậm chí là làm topping để ăn chè cũng rất ngon.

Theo CL&XH

Link bài gốc Lấy link

https://xahoi.congly.vn/thoi-tiet-oi-buc-hoc-ngay-bi-quyet-lam-10-loai-nuoc-giai-khat-sinh-to-thanh-mat-chieu-dai-ca-nha-315900.html

Theo CL&XH

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thoi-tiet-oi-buc-hoc-ngay-bi-quyet-lam-10-loai-nuoc-giai-khat-sinh-to-thanh-mat-chieu-dai-ca-nha/20240313041814061)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY