Mùa hè nắng nóng, nhu cầu sử dụng điều hòa tăng lên nhưng vấn đề về chi phí tiền điện khi sử dụng khiến nhiều người lo lắng. làm thế nào để tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa luôn là mối quan tâm hàng đầu.
Không bật tắt liên tục và nhớ ngắt aptomat
Nếu có thói quen để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc thì bạn nên dừng lại. Bởi thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy.
Khi khởi động, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng để bật máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.
Thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến điều hòa giảm độ bền. Theo lời khuyên, hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.
Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ điện ngầm.
Ảnh minh họa.
Không để nhiệt độ dưới 25 độ C
Để thực sự tiết kiệm điện và đảm bảo sức khỏe cho bản thân, nhất là trong những gia đình có người già, trẻ nhỏ, nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ổn định trong mức có thể chấp nhận được. nhiệt độ thường được khuyến cáo trong phòng có trẻ em, người cao tuổi là khoảng 27-28 độ c, cùng lắm chỉ ở 25-27 độ c. lưu ý, với những gia đình có nhiều người cùng nằm chung điều hòa, thân nhiệt khác nhau, nếu nhiệt độ được khuyến cáo với trẻ nhỏ không đủ mát đối với những người khác, lúc này bạn có thể viện đến những chiếc quạt điện nhỏ, chúng sẽ tỏ ra rất hiệu quả khi bạn không-bật-công-tắc-xoay.
Việc bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu, đặc biệt là cảm giác “chui trong chăn giữa mùa hè” khá thú vị, tuy nhiên bạn cần biết rằng điều này có thể khiến bạn phải trả tiền điện hơn bình thường khá nhiều. Nguyên nhân là do máy phải hoạt động nhiều hơn, điện năng tiêu thụ đương nhiên sẽ lớn hơn nhiều.
Mẹo khác
1. Chọn máy có công suất phù hợp
Chọn công suất điều hòa thích hợp cho căn phòng của mình không chỉ đảm bảo hiệu quả làm lạnh, sự thoải mái mà còn là cách để tránh cho chiếc điều hòa của bạn không phải chạy liên tục ở công suất lớn khiến máy phải tiêu thụ nhiều điện năng hơn bình thường. Ngoài ra việc này còn giúp đảm bảo độ bền, vận hành ổn định cho điều hòa.
2. Đặt điều hòa ở vị trí phù hợp
Khi lắp đặt điều hòa, dàn lạnh của máy nên đặt ở vị trí giữa phòng để phân bổ khí lạnh ra khắp phòng, tránh đặt ở các vị trí như cửa ra vào, cửa sổ hoặc góc phòng. Nơi để dàn nóng tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh nên càng gần càng tốt.
3. Đóng kín cửa phòng
Hãy chắc chắn rằng căn phòng của bạn đã được đóng kín khi bật điều hòa để không làm thất thoát hơi lạnh vì máy sẽ phải làm việc nhiều hơn với công suất lớn hơn để đảm bảo duy trì nhiệt độ cài đặt. Ngoài ra, hãy treo thêm rèm cửa nếu như phòng đang hứng nắng trực tiếp.
4. Lắp quạt hút gió đúng cách
Nếu có lắp thêm quạt hút gió để tăng cường trao đổi không khí cho phòng hãy nhớ đặt quạt ở vị trí trên cao và không gần dàn lạnh để đảm bảo quạt không hút cả hơi lạnh ra ngoài làm máy phải tăng công suất gây tốn điện thêm vì không khí lạnh luôn chìm xuống bên dưới. Vị trí tốt nhất để đặt quạt hút gió là trên cao và đối diện dàn lạnh.
Theo Khỏe & Đẹp
Link bài gốc Lấy link
http://www.khoevadep.com.vn/chi-can-2-thao-tac-nay-ban-tiet-kiem-ngay-3-phan-tien-dien-trong-thang-du-nang-nong-co-nao-d153532.htmlTheo Khỏe & Đẹp