Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thực phẩm mọc mầm - khi là “thần dược”, lúc đầy độc tố

Nhiều loại thực phẩm như củ, hạt, đậu... để một thời gian lâu sẽ mọc mầm. Nhiều người vì tiếc nên lấy sử dụng, một số khác lại vội vứt đi. Mỗi loại thực phẩm sau khi mọc mầm có thể chứa nhiều dinh dưỡng hoặc chứa độc tố.

Những loại thực phẩm mọc mầm nên ăn

Tỏi mọc mầm: Lý do để tỏi trở thành “thần dược” sau khi mọc mầm là vì trong nó có chứa các chất chống ôxy hóa cực mạnh (được chuyển hóa từ khi chưa mọc mầm sang mọc mầm) giúp ngăn chặn các bệnh do vi khuẩn, virus. Mầm tỏi đặc biệt giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, carotene… Bởi vậy, tỏi mọc mầm có thể chống ung thư, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ, chống lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Mầm cây hương thung: Mầm cây hương thung chứa nhiều carotene, vitamin B2, vitamin K... và ít hàm lượng muối nitrit nên tương đốian toàn và dễ tiêu.

Mầm đậu Hà Lan: Mầm đậu Hà Lan có chứa hàm lượng carotene lên tới 2700mg/100gr. Trong khi đó, những loại trái cây, rau dưa mà chúng ta thường ăn chỉ có lượng carotene là 100mg/100gr.

Đậu tương mọc mầm: Theo nghiên cứu của Học viện Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, đậu tương là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng bên trong lại chứa một số chất gây trở ngại cho quá trình hấp thu của cơ thể. Tuy nhiên, sau khi nảy mầm, đại đa số những chất này sẽ bị phân giải, đồng thời hàm lượng chất dinh dưỡng còn tăng lên đáng kể. Đậu tương mọc mầm trong thời gian càng ngắn, dài ra chưa tới nửa centimet là tốt nhất để ăn.

Những loại rau củ mọc mầm không nên ăn

Khoai tây: Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Nếu ăn với lượng ít có thể gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ăn nhiều có thể gây ngộ độc nặng có thể gặp vấn đề về thần kinh, tiêu hóa như: mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, nôn, thậm chí tử vong...

Lạc: Một chất độc tố phát sinh từ hạt lạc đã nảy mầm đó là hoàng khúc - đây là sản phẩm của một loại nấm mốc. Chất này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nguy hiểm hơn là đe dọa đến tính mạng. Ăn lạc mọc mầm còn làm tăng nguy cơ gây ung thư gan.

Một số loại cây họ đậu: đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim... có hàm lượng lớn glucozid sinh acid cyanhydric giống như trong măng và sắn. Vì vậy, chúng ta không nên ăn mầm của những loại đậu này.

Gừng: Khi mọc mầm, mặc dù vẫn còn vị cay nhưng gừng sẽ gây nguy hiểm do chất lưu huỳnh sinh ra trong quá trình chế biến. Chất độc này gây hại cho gan, thậm chí còn khiến tế bào gan bị nhiễm độc, biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

Tiểu Bùi

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/thuc-pham-moc-mam--khi-la-than-duoc-luc-day-doc-to-23188/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY