Các Thuốc lợi niệu thuộc các nhóm trên khi dùng lâu đều gây giảm kali - huyết. Các Thuốc thuộc nhóm này tác dụng ở phần cuối ống lượn xa, do ức chế tái hấp thu Na bằng cơ chế trao đổi với bài xuất K , vì thế làm giảm bài xuất K . Đồng thời Thuốc làm tăng thải trừ bicarbonat, giảm bài xuất H cho nên nước tiểu nhiễm base.
Các Thuốc này hầu như không dùng một mình vì tác dụng thải Na yếu và tai biến tăng kali- máu thường bất lợi. Dùng phối hợp với các t huốc lợi niệu làm giảm kali- máu sẽ giữ được tác dụng thải trừ Na và khắc phục được rối loạn hạ K máu. Có nhiều biệt dược phối hợp.
Spironolacton (Aldacton): công thức gần giống với aldosteron, tranh chấp với aldostero n tại receptor ở ống lượn xa, nên còn gọi là Thuốc kháng aldosteron. Tác dụng thải trừ Na của Thuốc phụ thuộc vào số lượng aldosteron bài tiết và bị ức chế. Tác dụng xuất hiện chậm sau 12- 24 giờ.
- Dùng lâu có thể gây tác dụng phụ giống hormon: ở nam gây chứng vú to, ở nữ gây chứng rậm lông và loạn kinh nguyệt.
Triamteren (Teriam). Còn gọi là kháng aldosteron giả (pseudo - anti- aldosterone). Công thức hoàn toàn không giống với aldosteron nên không có tác dụng tranh chấp với aldosteron.
Làm tăng thải Na , Cl- do làm giảm tính thấm của ống lượn xa với Na . Làm giảm bài xuất K và H . Tác dụng cả khi có mặt cũng như khi không có mặt aldosteron (động vật cắt bỏ thượng thận). Spironolacton làm tăng tác dụng của triamteren cho nên 2 Thuốc tác dụng trên 2 receptor khác nhau.
Amilorid (Modamid): tác dụng thải Na , lưu K mạnh hơn triamteren. Ngoài cơ chế tác dụng theo kiểu triamteren, amilorid còn tác dụng trên cả ống lượn gần.
Nồng độ tối đa trong máu đạt được 4 giờ sau khi uống, thời gian bán huỷ khoảng 6 giờ, tác dụng kéo dài 24 giờ.
Những chất này được dùng với số lượng tương đối lớn để làm thay đổi một cách có ý nghĩa nồng độ osmol trong huyết tương hay trong nước lọc cầu thận, hoặc dịch ống thận.
Thường dùng để phòng ngừa đái ít sau mổ, sau chấn thương, tăng áp lực trong sọ, hoặc làm tăng lợi niệu trong các trường hợp nhiễm độc để thải trừ chất độc.
Mannitol thải trừ qua cầu thận và chỉ khoảng 10% được tái ấp thu ở ống lượn, do đó làm tăng áp lực thẩm thấu trong ống lượn, ức chế tái hấp thu nước, gây lợi niệu.
Nguồn: Internet.