Cây thuốc quanh ta hôm nay

Xa tiền thảo chống viêm, lợi niệu

Xa tiền thảo là cả cây mã đề. Theo Đông y, xa tiền thảo vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang. Có tác dụng lợi niệu thẩm thấp...

thảo là cả cây mã đề. Theo Đông y, xa tiền thảo thảo vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang. Có tác dụng thẩm thấp; mát gan sáng mắt. Dùng trị chứng vàng da phù nề, bệnh sỏi đường tiết niệu (đái máu, đái đục, đái dắt buốt), tiêu chảy, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), ho do viêm họng, viêm khí phế quản. Cây mã đề có tác dụng giống hạt mã đề; ngoài ra còn có tác dụng dịu mát (thanh nhiệt), giải độc, trị tiểu tiện ra máu. Liều dùng: thảo 20-63g. Nếu dùng tươi thì tăng liều.

Dùng cho các trường hợp tiểu dắt buốt, khó đi (viêm đường tiết niệu...): mã đề tươi một nắm rửa sạch ép lấy nước (khoảng nửa cốc) thêm chút đường trắng khuấy đều cho uống.

Trị tiểu tiện nhỏ giọt và ra máu: cây mã đề 125g, cây nhọ nồi 125g. Sắc uống. Hoặc lá mã đề tươi 40g, ích mẫu thảo tươi 40g. Giã nát, ép lấy nước uống.

Trị mụn nhọt sưng tấy: cây mã đề 63g, rửa sạch, giã nát, uống nước và bã đắp chỗ đau.

Trị viêm gan mạn tính: mã đề 20g, nhân trần 40g, hạ khô thảo 20g, đại phúc bì 16g, đảng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Phòng và điều trị sốt xuất huyết: mã đề thảo 20g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g. Giã nát vắt lấy nước cho uống hoặc sắc uống.

Trị ho, tiêu đờm: cây mã đề 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g. Sắc uống.

Cháo mã đề: mã đề tươi 30-60g, gạo tẻ 100g. Gạo vo sạch, mã đề rửa sạch, cùng đem nấu cháo, khi cháo được vớt bỏ bã, đập thêm hành tươi, bột gia vị vừa ăn. Món này tốt cho người bị phù nề, tiêu chảy, viêm đường tiết niệu...

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, di tinh hoạt tinh, hoặc các trường hợp tỳ hư hạ hãm không dùng.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xa-tien-thao-chong-viem-loi-nieu-17591.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau mắt đỏ là tên gọi của bệnh viêm kết mạc. Nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ là do virut Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu... gây ra.
  • Các thắc mắc về đau mắt đỏ và sử dụng Thu*c V-rohto, Tobrex (Tobramicin), collydexa, Natri clorid (nước muối S*nh l*), Oflovid...
  • Khi bạn có tuổi, nguy cơ đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm luôn rình rập. Vậy tại sao không trang bị “vũ khí” bảo vệ mắt ngay từ bây giờ bằng các thực phẩm dưới đây:
  • Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh mỡ máu.
  • Tên khác: cây tề, địa mễ thái hay tề thái, cỏ tam giác. Tên khoa học: Capsella bursa - pastoris (L.) Medic., họ cải (Brassicaceae).
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY