Trong ký ức của nhiều người, nhọ nồi là một loại cỏ dại với những bông hoa trắng nhỏ li ti xinh xắn nhưng mộc mạc, dễ bị bỏ qua. tuổi thơ của nhiều người gắn liền với loại cây cỏ này. nhiều người dân sử dụng cỏ nhọ nồi như một kinh nghiệm chữa nhiều loại bệnh. thế nhưng, có lẽ ít ai biết đây cũng là một vị Thu*c quý trong đông y.
Cỏ nhọ nồi vốn chỉ là loại cỏ dại trong tiềm thức của nhiều người lại là cây Thu*c quý chữa một loạt bệnh liên quan đến máu.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa bùi hồng minh (phó chủ tịch hội đông y ba đình, hà nội), trong đông y, cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực từng được nghiên cứu và thấy rằng có công dụng cầm máu cực tốt. vị Thu*c này còn được dùng trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương… hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác. đặc biệt là đối với những vấn đề về máu huyết.
Trong y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có tác dụng lương huyết chỉ huyết, tư âm bổ thận được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến máu.
Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh
- Chữa xuất huyết.
- Chữa thổ huyết.
- Chữa khái huyết.
- Chữa chảy máu cam.
- Chữa đại tiểu tiện ra máu.
- Chữa trĩ ra máu.
- Chữa băng huyết.
- Ngoài ra cây nhọ nồi chữa đau dạ dày, lá nhọ nồi hạ sốt...
Nhiều người dân vẫn dùng cây nhọ nồi để giã vắt lấy nước uống, giúp cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu.
Nói về kinh nghiệm chữa bệnh dân gian, nhiều người dân vẫn dùng cây nhọ nồi để giã vắt lấy nước uống, giúp cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. theo tài liệu tại ấn độ, cỏ nhọ nồi được dùng trị bệnh gan, vàng da và làm Thu*c bổ tổng quát, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương. tại trung quốc, toàn cây làm chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da.
Từ những nghiên cứu trên lâm sàng, chuyên gia khẳng định cỏ nhọ nồi hoàn toàn có thể được sử dụng để làm Thu*c đặc trị. một số bài Thu*c chữa bệnh từ cỏ nhọ nồi dễ dùng lại hiệu quả được đông y công nhận là:
Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hòe sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g. Các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
Cỏ nhọ nồi 20g, lá trắc bá sao đen 12g, hoa hòe sao đen 12g, củ hoặc lá sắn dây 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Cỏ nhọ nồi 12g, sinh địa 12g, đan bì 9g, trắc bách diệp 12g, tiên hạc thảo 12g, tri mẫu 9g, hỏa ma nhân 12g, hoàng cầm 9g, rễ cỏ tranh 15g. Sắc uống ngày một thang.
Cỏ nhọ nồi 12g, sinh địa 15g, thanh hao 10g, nguyên sâm 10g, bạch thược 10g, đan sâm 10g. Sắc uống ngày một thang.
Cỏ nhọ nồi 30g, hoàng kỳ 60g, bạch thược 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, kinh giới sao 10g, nữ trinh tử 15g, thăng ma 6g, phúc bồn tử 15g. Sắc uống ngày một thang.
Khi sử dụng nhọ nồi để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày.
Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý: Khi sử dụng nhọ nồi để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị sốt chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp (bẹn, nách), không nên uống để đảm bảo vệ sinh.
Chủ đề liên quan:
cỏ nhọ nồi cỏ nhọ nồi cầm máu cỏ nhọ nồi chữa bệnh gì Cỏ nhọ nồi có tác dụng gì công dụng của cỏ nhọ nồi