Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut Dengue gây ra, truyền từ người sang người qua muỗi đốt, rất dễ thành dịch
sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut Dengue gây ra, truyền từ người sang người qua muỗi đốt, rất dễ thành dịch. Bệnh thường gặp từ tháng 4 – 11, diễn biến phức tạp và rất nguy hiểm. Y học cổ truyền xếp sốt xuất huyết vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch. Nhiệt tà tác động vào doanh, vệ, khí, huyết.

Y học hiện đại chia sốt xuất huyết làm 4 thể:

Thể 1: người bệnh sốt 38 – 40oC, người nổi một số nốt đỏ.

Thể 2: như thể 1 kèm theo xuất huyết dưới da, một số nốt ở mặt, ngực, lưng, tay, chân, có thể đau đầu, đau người, nhức hố mắt…

Thể 3: người ớn lạnh, sốt liên tục 38 – 40oC, đau đầu, đau nhức hai hố mắt, đau mỏi cơ bắp, người mệt mỏi, nổi ban, xoa bóp thấy dễ chịu, mạch nhanh và yếu, huyết áp kẹt hoặc tụt, da lạnh tái, vật vã, chảy máu bất thường, ồ ạt, choáng.

Thể 4: như thể 3 kèm theo người bệnh sốt cao 40 – 42oC, run giật cơ, xuất huyết dưới da, toàn thân mẩn đỏ, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng vùng gan. Người bệnh có thể nôn ra máu, thân nhiệt giảm đột ngột, huyết áp không đo được, mạch không bắt được, choáng do mất máu và có thể Tu vong.

Y học cổ truyền điều trị tốt bệnh sốt xuất huyết ở thể 1 và 2. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.

Thể 1: Dùng một trong các bài:

Bài 1: lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 10g (sao cháy), cây mã đề 10g, trắc bách diệp 20g (sao cháy đen), củ sắn dây 20g, rau má 10g, lá tre 10g, cỏ mần trầu 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, cách bữa ăn khoảng 1,5 giờ. Nếu không có củ sắn dây thay bằng lá dâu 12g, không có trắc bách diệp thay bằng lá sen sao đen 12g hoặc hoa kinh giới sao đen 12g.

Bài 2: Kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, sơn tra 10g, cúc hoa 10g, đường phèn 20 – 30g. Thái nhỏ dược liệu, hãm với nước sôi 20 – 30 phút. Gạn lấy nước, thêm đường uống thay nước trong ngày.

Thể 2: dùng một trong các bài:

Bài 1: cây cối xay 20g, rễ cỏ gianh 12g, sài đất 12g, kim ngân (lá, cành) 16g, hoa hòe 20g (sao cháy), bồ công anh 10g, cỏ nhọ nồi 20g (sao cháy). Dược liệu ở dạng khô. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, cách bữa ăn 1,5 giờ. Nếu người bệnh có ho gia củ rẻ quạt (xạ can) 10g, bách bộ 10g.

Bài 2: huyền sâm 20g, sừng trâu 12g, sinh địa 24g, trúc diệp tâm 12g, đan sâm 16g, mạch đông 12g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, hoàng liên 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần cách bữa ăn 1,5 giờ.

Lưu ý: uống từ 3 – 5 thang Thuốc, nếu thấy hết sốt và hết xuất huyết thì dừng.

Liều điều trị cho trẻ em:

    Từ 1 – 5 tuổi: bằng 1/3 liều người lớn.
  • Từ 6 – 13 tuổi: bằng 1/2 liều người lớn.
  • Từ 14 tuổi trở lên liều bằng người lớn.
  • Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho mẹ uống Thuốc, pha Thuốc vào sữa mẹ điều trị cho con.
Bài 1: đẳng sâm 20g, hoài sơn 16g, bạch truật 12g, mạch môn 10g, sa sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: xương dê khoảng 500g, gạo tẻ 100g. Xương dê làm sạch, chặt khúc đem nấu cháo với gạo tẻ; khi được cháo thêm muối, gừng tươi, hành, gia vị. Ăn nóng khi đói, tốt cho người xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu, thiếu máu do thiếu dinh dưỡng.

Trong thời gian mắc bệnh cần nghỉ ngơi, ăn nhẹ dễ tiêu như ăn cháo đường thêm vài hạt muối hoặc cháo thịt nạc thăn thêm vài củ hành tăm; tăng cường hoa quả như thanh long, nho, dưa hấu; uống nước mía đun sôi để nguội để bổ sung tân dịch và tăng hồng cầu, uống nước bột sắn dây…

Lương y Đình Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-dieu-tri-sot-xuat-huyet-n78969.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Cúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 1-2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY