Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cây Mã Đề là cây gì và có công dụng thế nào đối với sức khỏe?

Cây Mã Đề là loại cây có thân ngắn lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng phổ biến tại Việt Nam. Thường mọc dại ở các vùng làng quê và được nhiều người sử dụng bằng cách đun nước uống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cây Mã Đề có công dụng thế nào đối với sức khỏe.
Cây Mã Đề là cây gì?

Mã Đề là cây có tên khoa học Plantago asiatica L (Plantago major L. var asiatica Decaisne). Thuộc họ Mã Đề Plantaginaceae.

Cây Mã Đề cho các vị thuốc có tên sau:

Xa tiền tử: Semen Plantaginis – là hạt phơi hay sấy khô.

Mã Đề thảo: Herba plantaginis – là toàn cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô.

Lá Mã Đề: Folium plantaginis – là lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây Mã Đề mọc hoang khắp nơi.

Cây Mã Đề có thân ngắn lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, cán dài, xuất phát từ kẽ lá.

Hoa đều, lưỡng tính với 4 đài xếp chéo hơi đính nhau ở gốc, tràng màu nâu tồn tại gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn.

Quả chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Để làm thuốc, nhiều người dùng hạt của cây mã đề, phơi hoặc sấy khô, tên thuốc là xa tiền tử.

Công dụng của Mã Đề đối với sức khỏe là gì?

Trong cây Mã Đề có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học có lợi đối với cơ thể. Toàn thân chứa một Glucozit gọi là Aucubin. Trong lá có chất nhầy, chất đắng hay các loại Vitamin C, K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, Axit Plantenolic.

Mỗi 100g lá Mã Đề có 4g protein; 1g chất béo; 5,85mg carotene; 0,09mg vitamin B1; 0,25mg vitamin B2; 23mg vitamin C; 309mg canxi; 175mg phospho; 23,3mg sắt.

Theo Đông y, cây Mã Đề có tính hàn, vị ngọt, không độc, lợi về kinh can, thận và tiểu trường. Cả lá và hạt Mã Đề đều có tác dụng lợi tiểu, lợi mật.

Toàn cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm, trừ đờm, giảm ho, cầm tiêu chảy, sáng mắt và bổ dưỡng cơ thể. Liều dùng: 10 - 16g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

Bộ phận của Mã Đề được sử dụng để làm thuốc gồm: Hạt Mã Đề phơi hay sấy khô gọi là xa tiền tử; Toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là xa tiền thảo; Lá cây để tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Mã Đề có tác dụng lợi tiểu nên hạn chế uống vào buổi tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

Tuy cây Mã Đề tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyên không sử dụng cây Mã Đề quá thường xuyên hay sử dụng với mục đích giải khát, do Mã Đề có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng nước Mã Để vào buổi tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

Những ai không nên sử dụng cây Mã Đề?

Theo chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nhất là trong 3 tháng đầu không nên sử dụng nước Mã Đề, nguyên nhân là do chúng có thể dẫn đến sảy thai. Đồng thời những người thận yếu hay suy thận mạn tính cũng tuyệt đối tuyệt đối không sử dụng nước Mã Đề.

Để đảm bảo sức khỏe, theo chuyên gia, không tự ý dùng cây Mã Đề nấu nước uống khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y.

- Video: Làm thế nào để biết bạn đang ăn thừa muối? Nguồn: Báo Phụ nữ.

Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/cay-ma-de-la-cay-gi-va-co-cong-dung-the-nao-doi-voi-suc-khoe-d194246.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cay-ma-de-la-cay-gi-va-co-cong-dung-the-nao-doi-voi-suc-khoe/20231204074751771)

Tin cùng nội dung

  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY