Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cỏ nhọ nồi, lương huyết cầm máu

Cỏ nhọ nồi còn gọi là cỏ mực, hạn liên thảo, mặc thái, mặc hạn liên. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có tác dụng tư bổ can thận, lương huyết cầm máu, ngoài ra còn làm đen râu tóc...
Cỏ nhọ nồi còn gọi là cỏ mực, hạn liên thảo, mặc thái, mặc hạn liên. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có tác dụng tư bổ can thận, lương huyết cầm máu, ngoài ra còn làm đen râu tóc... Cỏ nhọ nồi được dùng chữa bệnh trong những trường hợp sau:

lương huyết cầm máu:

Trị phụ nữ băng huyết: Hạn liên thảo 20g, trắc bách 20g. Sắc uống.

Trị tiểu tiện ra máu dùng bài "Đan nhị thảo": Hạn liên thảo 63g, xa tiền thảo 63g. Giã lấy nước, chiêu với nước đun sôi.

Trị lao phổi khạc ra máu: Hạn liên thảo 60g - 250g, bột lá tử chu 4g. Hạn liên thảo sắc, nước cô đặc uống với bột lá tử chu, thêm lượng đường trắng vừa đủ để điều vị. Mỗi ngày uống 3 - 4 lần.

Trị chảy máu chấn thương do dao, mụn nhọt sưng độc: Toàn cây Hạn liên thảo tươi, giã nát, loại khô nghiền thành bột, đắp lên vất thương.

Trị tử cung chảy máu (rong huyết): Hạn liên thảo 16g, hoè hoa 16g, xuyến thảo 16g, bồ hoàng thán 16g, ô tặc cốt 16g, nữ trinh tử 16g, lưu ký nô 12g, tiểu kế thảo 30g. Người âm hư thêm sinh địa 16g, bạch thược 8g; người khí hư thêm đảng sâm 12g, bạch truật 8g. Sắc uống.

Tư âm bổ thận: Dùng khi thận hư đau lưng, tóc và râu bạc sớm, lú lẫn giảm trí nhớ dùng một trong các bài Thu*c sau:

Hoàn nhị chí: Hạn liên thảo, nữ trinh tử, liều lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, làm mật hoàn. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi.

Thu*c sắc kim lăng: Hạn liên thảo một lượng vừa đủ, giã vắt lấy nước, thêm nước gừng sống, đường trắng, cô đặc làm hoàn. Mỗi lần uống 16g, ngày 2 lần, chiêu với nước đun sôi.

Nhị chí hoàn: Hạn liên thảo, nữ trinh tử liều lượng như nhau, sấy khô tán mịn, thêm mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g (khoảng 4 viên, viên to bằng quả táo chua nhỏ); ngày uống 2 lần với nước sôi.

Một số thực đơn chữa bệnh có cỏ nhọ nồi:

Nước ép cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, nghiền ép lấy nước, cho uống với nước sôi để nguội. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, khái huyết, huyết niệu...

Canh thịt cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi 60g, rửa sạch, nấu với nước luộc gà hoặc nước canh thịt. Dùng cho các trường hợp rong kinh huyết, trĩ xuất huyết.

Xirô gừng tươi cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi 500 - 1.000g, gừng tươi 30 - 60g. Sắc hoặc hãm lấy nước, cô thành dạng cao lỏng, thêm mật ong khuấy đều thành dạng cao. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày uống 3 thìa. Dùng cho các trường hợp râu tóc bạc sớm, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau mỏi vùng lưng, thắt lưng.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, dễ ỉa chảy dùng phải cẩn thận.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-nho-noi-luong-huyet-cam-mau-21179.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị thương và chảy máu, bạn đừng quá hoảng hốt mà hãy bình tĩnh để xử trí. Việc đầu tiên cần làm là phải cẩm máu. Theo BS. Ninh Hồng, cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng tránh tình trạng choáng ngất thậm chí có thể Tu vong do mất máu. Cần trang bị những kiến thức sau để biết cầm máu
  • Các chuyên gia đã “khoanh vùng” 68 khu vực gien gắn liền với sự hình thành tiểu cầu và mở ra phương pháp chẩn đoán, điều trị chứng rối loạn xuất huyết.
  • Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi lúc bị va quệt hay bị dao cứa vào làm bị thương, chảy máu. Một vài cách sơ cứu đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm đau và cầm máu hiệu quả.
  • Xin hướng dẫn cho tôi cách xử trí khi bị chảy máu cam?.
  • Cầm máu tạm thời là một kỹ năng xử trí cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng của vết thương.
  • Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương.
  • Ga-rô là biện pháp cầm máu để giúp máu ngừng lưu thông. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • Lá trắc bá còn gọi trắc bá diệp, tên khoa học là trắc bách. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thu*c: trắc bách diệp và bá tử nhân. Theo Đông y, lá trắc bá vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc, còn có tác dụng chữa đàm thấp.
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY