Bài thuốc dân gian hôm nay

Thuốc Nam trị bệnh hay gặp sau mưa lụt

Hiện nay, ở nhiều vùng lụt của nước ta đã xuất hiện các bệnh như: sốt xuất huyết, cảm cúm, đau mắt đỏ, kiết lỵ... Để có thể giúp bà con phòng chống các dịch bệnh trên, chúng tôi xin giới thiệu một số bài Thuốc nam để bạn đọc có thể sử dụng khi cần thiết.
Hiện nay, ở nhiều vùng lụt của nước ta đã xuất hiện các bệnh như: sốt xuất huyết, cảm cúm, đau mắt đỏ, kiết lỵ... Để có thể giúp bà con phòng chống các dịch bệnh trên, chúng tôi xin giới thiệu một số bài Thuốc nam để bạn đọc có thể sử dụng khi cần thiết.

Cảm cúm:

Có 2 thể: cần phân biệt rõ là phong hàn hay phong nhiệt.

Thể phong hàn: Sốt nhẹ, không ra mồ hôi, ngạt mũi, nước mũi trong, đau đầu cứng gáy, thân thể chân tay đau mỏi, không khát (đôi khi có ra mồ hôi ít mà vẫn sốt), sợ gió lạnh, đờm loãng, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn.

Phép chữa: Tân ôn giải biểu

Bài 1: Cho uống cháo nóng tía tô, hành, có thể cho hạt tiêu và một lòng đỏ trứng gà, ăn nóng.

Bài 2: Gừng tươi một củ gọt sạch vỏ, giã nát thêm đường, cho nước sôi vào chắt ra để ấm uống.

Bài 3: Nồi xông: Gồm hương nhu, lá cúc tần, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá sả, lá bưởi, lá tre mỗi thứ một nắm. Cho các loại lá vào nồi đun sôi trùm chăn xông để người bệnh ra mồ hôi người nhẹ nhõm.

Bài 4: Tử tô 12g, hương phụ (củ cỏ gấu 12g), vỏ quýt phơi khô 12g, hành tăm 8g, gừng tươi 8g, cam thảo 4g (có thể dùng cam thảo đất). Sắc lửa to, uống lúc còn nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi lau khô người tránh gió.

Thể phong nhiệt: Sốt cao, hơi sợ gió, đau đầu, khát nước, ra mồ hôi, chảy nước mũi đặc, nước tiểu vàng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch phù sác.

Bài 1: Kim ngân 16g, kinh giới 8g, lá tre 16g, cam thảo đất 12g, bạc hà 8g. Sắc uống hết một lần lúc Thuốc còn nóng, trẻ em uống chia 2 - 3 lần. Công dụng: Sơ phong thanh nhiệt giải độc.

Bài 2: Cỏ chỉ thiên 20g, lá cối xay 20g, cam thảo đất 10g, bạc hà 10g, gừng tươi 3 lát. Cách dùng: Đun sôi 15 phút uống hết một lần lúc Thuốc còn nóng.

Bài 3: Lá dâu 16g, cúc hoa 12g, bạc hà 10g, kinh giới 10g, quả quan âm (mạn kinh tử) 12g. Sắc 500ml nước sôi vài dạo, chắt lấy nước uống, người lớn chia 2 lần uống sau khi ăn, trẻ em tùy tuổi chia làm 3 - 4 lần. Có thể tán dập hãm trong phích nước sôi mà dùng.

Viêm họng đỏ và amiđan cấp

Y học cổ truyền cho là hỏa của phế vị xông lên sinh ra.

Phép chữa: Thanh nhiệt tuyên phế.

Bài 1: Sài đất tươi 100g, rửa sạch thái nhỏ sắc uống ngày 3 lần, uống 3 ngày liền.

Bài 2: Cỏ nhọ nồi tươi 50g, sắc uống ngày 3 lần.

Bài 3: Rau má tươi 30g, sắc uống ngày 3 lần.

Bài 4: Lá rẻ quạt một miếng độ 2cm, muối ăn vài hạt cho vào miệng nhai dập, nuốt nước dần trong 1 phút nhổ ra. Ngậm một lần/ngày.

Bài 5: Lá chua me đất 20g, muối ăn 2g giã nhỏ trộn đều ngậm nuốt dần.

Bài 6: Rau má một nắm, nhọ nồi một thìa, mật ong một thìa cho vào giã chung, vắt lấy nước nuốt ít một.

Kiết lỵ (hội chứng lỵ)

Thể cấp tính do thấp nhiệt.

Phép chữa: Thanh nhiệt trừ thấp giải độc.

Bài 1: Cỏ nhọ nồi tươi 150g, lá mua tươi 80g, lá phượng vĩ 30g, bách bộ 12g, vỏ đại 4g, hạt cau 10g. Dùng 3 bát nước sắc đặc còn một bát chia nhiều lần uống trong ngày. Bài này có tác dụng điều trị cả lỵ trực khuẩn và lỵ a míp.

Bài 2: Cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá mơ lông tươi (mơ tam thể) 100g, lá rau má 100g, nếu chỉ có một vị dùng 200g tươi. Dùng 3 bát nước sắc đặc còn một bát chia nhiều lần uống trong ngày.

Nếu nôn mửa thêm hoắc hương 12g, trướng bụng thêm hậu phác 10g, tiểu ít thêm bông mã đề 12g.

Bài 3: Cỏ sữa nhỏ lá 50g, rau sam tươi 50g, cỏ nhọ nồi 10g. Dùng 3 bát nước sắc đặc còn một bát chia nhiều lần uống trong ngày.

Bài Thuốc 4: Cỏ nhọ nồi (khô) 10g, rau sam 10g (khô), cỏ sữa nhỏ lá (khô) 10g, búp ổi 10g (khô). Tán riêng từng loại thành bột mịn, trộn đều bảo quản trong lọ khô dùng dần (có thể tăng lượng Thuốc theo tỷ lệ trên để dự trữ dùng dần khi có cơn lỵ cấp tính). Mỗi lần dùng 15g pha nước đun sôi để nguội uống ngày 3 lần.

Bệnh đau mắt đỏ

Bài 1: Hòa tan một thìa canh muối bột (muối tinh không có iốt) vào một lít nước đun sôi để nguội, đựng vào chai sạch để dùng dần. Hàng ngày, nhất là lúc mới ngủ dậy dùng bông sạch thấm nước muối lau mắt 4 - 5 lần cho sạch. Chớp mắt cho nước muối lọt vào trong làm tan những hạt li ti cộm lên trong mắt.

Bài 2: Lấy lá cây sống đời (cây bỏng) rửa sạch giã nhỏ (dụng cụ cần được tẩy trùng sạch) lấy một miếng gạc đã tiệt khuẩn (hoặc vải xô màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống đời vừa bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối làm một lần cho đến khi khỏi.

Bài 3: Nếu dùng các vị trên chưa khỏi cần sử dụng các bài Thuốc sau: hạt thảo quyết minh (hạt muồng) sao vàng, bông cúc vàng (cam cúc) mỗi thứ một nắm, quả bạch tật lê 10g. Cho tất cả vào đun uống như nước chè.

Bài 4: Có thể cho bạch tật lê 2g đun sôi sau đó đổ ra cốc hứng mắt vào dùng hơi nước xông cho đến khi khỏi.

Lương y Lê Minh Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thuoc-nam-tri-benh-hay-gap-sau-mua-lut-n6405.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY