Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cây trong vườn trị giời leo Y học cổ truyền

Trong Đông y, zona - giời leo có tên là xà đan hoặc xà xuyến đan; trường hợp bệnh phát ở eo lưng, thì gọi là triền yêu hỏa đan hoặc triền yêu long.
Trong Đông y, zona - giời leo có tên là xà đan hoặc xà xuyến đan; trường hợp bệnh phát ở eo lưng, thì gọi là triền yêu hỏa đan hoặc triền yêu long. Theo Đông y, xà đan - giời leo chủ yếu do thấp nhiệt hỏa độc xâm phạm vào cơ thể, khiến cho kinh can bị hỏa độc thiêu đốt, kinh tỳ bị thấp nhiệt ứ đọng; thấp nhiệt hỏa độc uất kết lại bên trong cơ thể, hun đốt bì phu da thịt mà thành bệnh.

Khi bị “giời leo”, có thể sử dụng một số loại thảo dược mọc hoang ngay quanh nhà để chữa như sau:

Mơ leo: Dùng cành lá mơ leo lượng thích hợp, giã nát, xát vào chỗ bị bệnh, ngày vài lần.

Cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, vò nát, vắt nước bôi, ngày bôi 3-4 lần.

Rau sam: (1) Rau sam lượng thích hợp, băng phiến một chút. Rau sam giã nát vắt lấy nước, thêm chút băng phiến (mua ở hiệu Thu*c) vào trộn đều, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-4 lần. Nếu không có băng phiến, có thể thay thế bằng nắm lá đại bi. (2) Dùng rau sam 30g, ý dĩ nhân 30g, sắc nước uống.

Lá sung: Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, Thu*c khô lại thay. Một kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy: Áp dụng phương pháp trên điều trị 21 ca, trong 1-2 ngày đều khỏi cả.

Lá cây xấu hổ: Dùng một nắm lá cây xấu hổ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.

Rau dừa nước: Dùng rau dừa nước tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, trộn với bột gạo nếp đắp vào những chỗ bị bệnh.

Tuy nhiên, những cách xử lý như trên chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Khi bệnh phát nặng, kèm theo những chứng trạng toàn thân, cần tìm đến bệnh viện, để được các thầy Thu*c chuyên khoa chẩn bệnh và hướng dẫn chữa trị cụ thể.

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-trong-vuon-tri-gioi-leo-y-hoc-co-truyen-15181.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay...
  • Sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh, thường gặp trong nhiều bệnh lý.
  • Quả na đang lớn bị một loài nấm làm hỏng, bị khô héo ở trên cây, có màu nâu đỏ tím, tự khô xác, cứng rắn được gọi là quả na điếc.
  • Cỏ nhọ nồi là loại cỏ mọc hoang bờ bụi, ven đường rất thường gặp, ít người chú ý. Tuy nhiên, tác dụng chữa bệnh của nó thì vô cùng tuyệt vời.
  • Chứng lở ngứa ngoài da Đông y gọi là sang dương. Là chứng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi cả 4 mùa, nhưng vào hạ thì khả năng phát bệnh có chiều hướng thuận lợi hơn. Nguyên nhân sinh bệnh thường là ngoại sinh hay nội sinh.
  • Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên Thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc.
  • Muống biển còn có tên là rau muống biển, mã an đằng, nhị diệp hồng thự,... Tên khoa học là Ipomoea pescarpae (L.) thuộc họ khoai lang - Convolvulaceae.
  • Theo y học cổ truyền, duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn.
  • Đái ra máu Đông y gọi là “niệu huyết” và chia thành hai thể. Trường hợp máu có màu đỏ tươi, người bệnh không đau hoặc chỉ đau nhẹ gọi là chứng “niệu huyết”.
  • Khi người bệnh bị say nắng, gặp các triệu chứng trên phải nhanh chóng đưa người bệnh đến chỗ thoáng, thông gió, bóng mát, uống nước mát. Kết hợp xoa bóp kịp thời một số huyệt vị để khắc phục tình trạng này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY