Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Loại cỏ mọc dại đầy ruộng hóa ra là thần dược trời ban nhà nào cũng nên trồng

Cây Cỏ mực, cỏ nhọ nồi) Nó có thể được dùng để chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi.

Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae.

Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2-8cm, rộng 5-15mm. cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6mm, cũng có lông. quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. gọi là cây cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm Thu*c mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

Ngày nay, vị Thu*c này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền và nhiều bệnh khác.

Cỏ mực, cỏ nhọ nồi hay hàn liên thảo (Eclipta prostrata) là một loài thực vật thuộc họ Cúc. Nó phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.

Loài này mọc phổ biến ở những nơi ẩm ướt từ ôn đới ấm đến nhiệt đới trên toàn thế giới. Nó được phân bố rộng rãi trên khắp Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Thái Lan và Brazil.

    Cây dược liệu cây Cỏ nhọ nồi, Cỏ mực, Nhọ nồi - Eclipta prostrata L
  • Cỏ mực: Cây hoang dã nhưng tính dược bất ngờ
  • nhọ nồi và 10 bài Thu*c chữa bệnh cực hiệu quả

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/loai-co-moc-dai-day-ruong-hoa-ra-la-than-duoc-troi-ban-nha-nao-cung-nen-trong)

Chủ đề liên quan:

cây cỏ mực cỏ nhọ nồi

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay...
  • Sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh, thường gặp trong nhiều bệnh lý.
  • Quả na đang lớn bị một loài nấm làm hỏng, bị khô héo ở trên cây, có màu nâu đỏ tím, tự khô xác, cứng rắn được gọi là quả na điếc.
  • Cỏ nhọ nồi là loại cỏ mọc hoang bờ bụi, ven đường rất thường gặp, ít người chú ý. Tuy nhiên, tác dụng chữa bệnh của nó thì vô cùng tuyệt vời.
  • Chứng lở ngứa ngoài da Đông y gọi là sang dương. Là chứng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi cả 4 mùa, nhưng vào hạ thì khả năng phát bệnh có chiều hướng thuận lợi hơn. Nguyên nhân sinh bệnh thường là ngoại sinh hay nội sinh.
  • Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên Thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc.
  • Trong Đông y, zona - giời leo có tên là xà đan hoặc xà xuyến đan; trường hợp bệnh phát ở eo lưng, thì gọi là triền yêu hỏa đan hoặc triền yêu long.
  • Theo y học cổ truyền, duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn.
  • Đái ra máu Đông y gọi là “niệu huyết” và chia thành hai thể. Trường hợp máu có màu đỏ tươi, người bệnh không đau hoặc chỉ đau nhẹ gọi là chứng “niệu huyết”.
  • Khi người bệnh bị say nắng, gặp các triệu chứng trên phải nhanh chóng đưa người bệnh đến chỗ thoáng, thông gió, bóng mát, uống nước mát. Kết hợp xoa bóp kịp thời một số huyệt vị để khắc phục tình trạng này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY