Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Chữa say nắng bằng y học cổ truyền Y học cổ truyền

Khi người bệnh bị say nắng, gặp các triệu chứng trên phải nhanh chóng đưa người bệnh đến chỗ thoáng, thông gió, bóng mát, uống nước mát. Kết hợp xoa bóp kịp thời một số huyệt vị để khắc phục tình trạng này.
(SKDS) - say nắng">say nắng là hội chứng gặp phải do nhiệt độ không khí lên cao hoặc do làm việc liên tục nơi nhiệt độ cao. Người bệnh thường có các triệu chứng báo trước như da nóng, mồ hôi ra nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh, buồn nôn, tâm thần mệt mỏi, cần được cứu chữa kịp thời.

Khi người bệnh bị say nắng">say nắng, gặp các triệu chứng trên phải nhanh chóng đưa người bệnh đến chỗ thoáng, thông gió, bóng mát, uống nước mát. Kết hợp xoa bóp kịp thời một số huyệt vị để khắc phục tình trạng này. - Xoa bóp các huyệt: khúc trì, đại lăng, thái uyên.

- Nếu bị ngất lịm, bấm thêm huyệt thiếu trạch, trung xung.

Phương pháp xoa bóp:Một tay đặt trước bụng, tay kia dùng ngón tay cái bấm huyệt với lực hơi mạnh: ấn xuống rồi thả lên, liên tục như vậy mỗi huyệt 36 lần hoặc hơn tùy bệnh và thể trạng mỗi người.

Ngoài xoa bóp, nên uống một trong các bài Thu*c sau để đạt kết quả nhanh chóng

Bài 1: xuyên khung, bạch chỉ mỗi vị 80 -100g, phơi khô, tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần. Cũng có thể dùng bột hòa nước sôi xông mũi. Công dụng: trị cảm cúm viêm xoang, hắt hơi, sổ mũi.

Bài 2:

hương nhu tươi 20g, rau má tươi 30g, lá sen tươi 20g, củ sắn dây tươi thái lát 20g (hoặc bột sắn dây hòa vào Thu*c rồi uống). Đổ 400ml nước, sắc còn 200ml. Hòa chung 2 nước còn lại chia uống 2 lần trong ngày. Công dụng: chữa cảm nắng nóng.

Bài 3: rau má tươi 12g, lá tre 12g, lá hương nhu 16g, củ sắn dây thái lát 12g. Đổ nước vừa đủ, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 4: lá bạc hà 8g, lá kinh giới 8g, cam thảo đất 12g, lá dâu 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g. Cho các vị Thu*c vào nồi, đổ 2 bát nước đun sôi 20 phút, chắt nước lúc còn nóng. Lại sắc uống lần thứ hai. Uống 2 - 3 thang liền.

Bài 5: mạch môn 120g, lô căn 150g. Các vị Thu*c rửa sạch thái vụn, trộn đều đựng lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi sau 30 phút thì uống. Có thể thêm tí đường phèn cho dễ uống. Tác dụng: thanh nhiệt, hạ sốt, trị cảm nắng nóng có sốt.

Ngoài ra có thể dùng các loại nước uống sau:

- Bí đao vừa phải giã vắt lấy nước, uống nhiều nước.

- Dưa chuột giã nát vắt lấy nước uống nhiều.

- Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống.

- Tỏi sống 1 củ to giã nát cho nước chín hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột.

- Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Cho nước vừa đủ nấu chín đậu xanh, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Uống nước khi còn ấm.

- Rễ cúc tần 20g, lá ngải cứu 20g, xuyên tâm liên 20g, lá mùi tàu 20g, gừng tươi 8g. Sắc uống 1 - 2 thang.

- Vỏ vối 20g, tía tô 30g, hương nhu 16g, trần bì 8g, cam thảo dây 16g. Sắc uống.

- Hạ khô thảo 20g, lá tre 20g, rễ cỏ tranh 16g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g. Sắc uống 1 - 2 thang.
Vị trí huyệt

Khúc trì: chỗ lõm tại đầu lằn khuỷu tay khi gấp cánh tay ngang trước ngực.

Ðại lăng: giữa lằn chỉ cổ tay ở mặt trong bàn tay, giữa 2 gân cơ.

Thái uyên: trên lằn chỉ cổ tay bên trong, phía xương quay, tại khe khớp cổ tay ở bên ngoài của gân co ngón tay cái.

Thiếu trạch: góc ngoài móng ngón tay út, cách chân móng chừng 1 phân.

Trung xung: cách chân móng tay giữa (thứ 3) chừng 2 phân góc móng hướng về ngón tay cái.

Lương y Minh Chánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-say-nang-bang-y-hoc-co-truyen-y-hoc-co-truyen-15098.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các hoạt động trong nhiệt độ cao như tắm nước nóng, môi trường làm việc hay sốt cao...cũng có thể giết Ch?t tinh trùng.
  • Chườm lạnh bắt cách đắp khăn hoặc đắp đá sau đó dùng Thu*c hạ sốt là những điều cơ bản cần thực hiện với người bị say nóng hoặc say nắng.
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau.Tầm xuân thuộc loài cây nhỏ họ quế hoa. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em...
  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY