Có thể nói, uống Thu*c là một trong những cách điều trị cơ bản lâu đời với cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Bằng cách này, Thu*c được hấp thu qua đường tiêu hóa từ từ, tương đối phù hợp với S*nh l* và đặc biệt hiếm khi gây phản ứng tức thì đe dọa đến tính mạng người dùng. Trong hầu hết các trường hợp đau yếu thông thường, Thu*c uống hoàn toàn đảm bảo hiệu quả chữa bệnh.
Còn Thu*c tiêm được hấp thu nhanh, trực tiếp vào máu, do đó thường cho tác dụng nhanh, mạnh và đầy đủ hơn. Tuy vậy, các chuyên gia đều cho rằng, Thu*c tiêm chỉ nên sử dụng trong các trường hợp cấp cứu hoặc với các ca không thể dùng Thu*c uống được và nên thực hiện việc tiêm Thu*c này ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện về trình độ và trang thiết bị. Vì Thu*c tiêm hay gây ra sốc phản vệ (không cấp cứu kịp thời dễ dẫn tới Tu vong).
Như vậy, dùng Thu*c theo đường tiêm, tỷ lệ rủi ro cao hơn so với đường uống. hơn nữa bệnh nhân sẽ đau hơn, tốn kém hơn (Thu*c tiêm bao giờ cũng đắt hơn Thu*c uống)... vì những lý do trên mà người ta khuyên rằng không nên lạm dụng Thu*c theo đường tiêm.
Với trường hợp của cháu, chị nói dùng Thu*c theo đơn vẫn chưa thấy bệnh thuyên giảm, vậy không rõ chị đã dùng Thu*c được bao nhiêu ngày, đã hết đơn Thu*c bác sĩ kê chưa. nếu không yên tâm, chị nên đưa cháu tới cơ sở y tế để được bác sĩ khám lại, đánh giá kết quả điều trị để điều chỉnh liều lượng hay thay thế Thu*c thích hợp hơn (khi cần thiết). căn cứ vào thực tế tình trạng bệnh của cháu, bác sĩ sẽ quyết định dùng Thu*c theo đường nào (uống hay tiêm). bạn không nên sốt ruột mà chỉ định ngược cho thầy Thu*c.