Tâm lý hôm nay

Trẻ nên và không nên ăn gì khi mắc hội chứng tăng động giảm chú ý

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
hội chứng tăng động giảm chú ý là một dạng rối loạn hành vi thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ em với những biểu hiện đặc trưng như hiếu động thái quá, không có khả năng tập trung, có nhu cầu chạy nhảy liên tục.

Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập cũng như giao tiếp giữa trẻ với những người xung quanh. Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu cho trẻ em là khoảng 5% với độ tuổi mắc bệnh phổ biến từ 8 - 11. Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội trên 1.594 học sinh tiểu học cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 3,01%.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý

Quá trình điều trị chứng tăng động giảm chú ý đòi hỏi các bậc phụ huynh phải chú ý đến khẩu phần ăn uống của trẻ nhiều hơn, nhằm giúp ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh thông qua các loại thực phẩm được tiêu thụ. Tình trạng suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân khiến các triệu chứng của bệnh thêm nặng hơn.

Điều này cũng rất dễ hiểu vì chế độ dinh dưỡng của những trẻ kén ăn thường không cân bằng và thiếu dưỡng chất. Vì vậy, bác sĩ thường kê đơn Thu*c bổ sung vitamin và khoáng chất trong trẻ trong giai đoạn điều trị.

Sau đây là những gợi ý về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ đang mắc hội chứng tăng động giảm chú ý mà bạn có thễ tham khảo.

Thực phẩm nên ăn

Thực phẩm giàu protein: Đây là nhóm thực phẩm có vai trò quan trọng đối với hoạt động của não nên rất cần thiết đối với những trẻ đang điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý. Bạn có thể bổ sung thêm protein vào bữa sáng và các bữa ăn vặt của trẻ ở trường bằng những loại thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, các loại quả hạch, phô-mai và các loại đậu.

Tăng cường thêm carbohydrate phức hợp: Hãy tăng thêm lượng carbohydrate phức hợp cho trẻ vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bao tử có cảm giác no trong một khoảng thời gian dài. Điều này góp phần hạn chế tình trạng ăn vặt giữa các bữa chính.

Nhờ đó, trẻ sẽ bớt tiêu thụ những thức ăn được chế biến sẵn hoặc đồ ăn vặt có thể làm gia tăng các triệu chứng ADHD. Bổ sung thêm rau xanh và trái cây như lê, me, cam, kiwi, táo và bưởi vào khẩu phần của trẻ. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều carbohydrate vào ban đêm cũng giúp con bạn ngủ ngon hơn.

Chú ý nhiều hơn đến những thực phẩm giàu các axit béo omega-3 bao gồm cá ngừ, ca hồi, quá óc chó và dầu ô-liu trong các bữa ăn hàng ngày.

Thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Do đó, bạn cần quan sát kỹ những thức ăn mà con mình tiêu thụ và những phản ứng của trẻ sẽ diễn ra sau khi ăn để quyết định xem trẻ nên và không nên ăn gì trong quá trình theo đuổi việc điều trị.

Về cơ bản, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích những trẻ đang bị ADHD nên tránh những thứ sau:

Hạn chế lượng carbohydrate đơn vì chúng cung cấp nhiều calo: Muốn giảm bớt tình trạng hiếu động thái quá của trẻ, bạn cần khuyến khích con mình không nên ăn nhiều kẹo ngọt, si-rô bắp, bột mì trắng, gạo trắng, khoai tây đã bỏ vỏ và đường.

Không tiêu thụ những thức ăn hoặc đồ uống có chứa các chất phụ gia: Một kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng phẩm màu nhân tạo, chất bảo quản và các chất tạo mùi vị có thể khiến trẻ trở nên hiếu động thái quá, một biểu hiện đặc trưng của hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em.

Cần loại bỏ đường hóa học và bột ngọt (mì chính) ra khỏi chế độ ăn uống của trẻ đang điều trị bệnh ADHD.

Đường và những thức ăn có nhiều đường cũng có thể kích thích trẻ trở nên hiếu động bất thường: Mặc dù vẫn chưa có nhũng bằng chứng rõ ràng để khẳng định rằng đường và các loại đồ ngọt có thể gây ra hội chứng ADHD nhưng bạn vẫn nên hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này để cải thiện những triệu chứng bệnh cho trẻ.

Lưu ý là nhu cầu dinh dưỡng của mỗi trẻ em sẽ khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có được sự tư vấn chuẩn xác nhất về khẩu phần ăn uống phù hợp với điều kiện thể chất và khả năng hấp thu của con mình.

Theo Hồng Xuân - Phụ nữ thành phố

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tre-nen-va-khong-nen-an-gi-khi-mac-hoi-chung-tang-dong-giam-chu-y-2295.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY