Tâm lý hôm nay

Làm sao để kiểm soát cơn nóng giận, tránh trút giận lên đầu người khác?

Kìm nén sự nóng giận không đơn giản chút nào. Tuy nhiên, mỗi cá nhân cần học cách kìm nén sự tức giận nhằm tránh các hậu quả đáng tiếc.

Nội dung bài viết:

1. Hãy hít thở sâu khi nổi quạu

2. Không nên trút giận lên đầu người khác

3. Tìm cách giải quyết vấn đề

4. Đừng tham gia các hoạt động thể chất khi chưa kìm nén được sự phẫn nộ

5. Đừng kìm nén sự cau có trong thời gian dài

Một số nguyên nhân khiến người đó tức giận như bị lấn đường khi đi làm, sếp chưa cho nhân viên thăng chức và người thân không chịu đi chủng ngừa COVID-19. Gần như ai cũng rơi vào tình huống để cơn giận dẫn dắt bản thân.

Brad bushman, giáo sư chuyên về giao tiếp thuộc đại học bang ohio thành phố columbus, cho biết trút giận lên đầu người khác không phải là giải pháp hay đối với người đang cảm thấy bực tức.

Giáo sư bushman nói với tiến sĩ sanjay gupta rằng: “thay vì trút giận hay để nó dồn nén bên trong lòng, biết cách kiểm soát cảm xúc là giải pháp tốt nhất”.

Ông bushman giải thích nổi giận là phản ứng của cảm xúc đối với mối đe dọa hay lời khiêu khích. cơn giận đi từ nhẹ đến trung bình. sự phẫn nộ có thể lên đến mức giận không thể kiểm soát và khiến người đó bị ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch.

Các chuyên gia sức khỏe nêu ra một số bí kíp giúp kiểm soát cơn giận trước thử thách diễn ra hằng ngày, các biến cố bất ngờ một cách hiệu quả và phương pháp nào gây ra hậu quả nhiều hơn mang lại lợi ích.

1. Hãy hít thở sâu khi nổi quạu

Mỗi khi chúng ta nổi giận, nhịp tim và huyết áp sẽ tăng mạnh một cách đáng kể.

Để giảm tình trạng kích thích S*nh l*, mỗi người cần hít thở thật sâu và đếm đến 10. Theo thời gian, nhịp S*nh l* cơ thể sẽ giảm. Càng đếm lâu, người đó sẽ bớt quạu.

Ông Bushman khuyên nên thiền và tập yoga để xoa dịu cơn giận. Một số phương pháp giúp lòng thoải mái hơn như nghe nhạc hay đi tắm.

2. Không nên trút giận lên đầu người khác

Trút giận lên đầu người khác là hiện tượng phổ biến và đó là dấu hiệu cho thấy người đó cảm thấy tức giận trong lòng. tuy nhiên, việc trút giận khiến cho mọi ký ức xấu xí thời điểm ấy bị lưu giữ mãi, gây ra hậu quả khó quên hơn. như vậy, người đó đang châm dầu vào lửa chứ không phải là xoa dịu sự nóng nảy.

3. Tìm cách giải quyết vấn đề

Ông martin nói chúng ta thường nổi giận khi không đạt được mục tiêu kỳ vọng hay không được người khác tôn trọng. năng lượng của phản ứng nên kháng cự hay rút lui có thể được thay thế bằng giải pháp giải quyết vướng mắc gây tức giận.

Ca sĩ Joan Jett kể rằng cô gặp nhiều tình huống xấu trong sự nghiệp của mình chẳng hạn như bị khán giả phun nước bọt khi biểu diễn trên sân khấu. Cô Jett giải tỏa sự bực tức bằng cách sáng tác bài hát “Bad Reputation”.

Ca sĩ Jett nói với ông Gupta: “Nếu không tìm được giải pháp tích cực nhằm giúp bản thân giải tỏa cơn giận, điều này chỉ khiến chúng ta nổi cáu hơn”.

4. Đừng tham gia các hoạt động thể chất khi chưa kìm nén được sự phẫn nộ

Dùng vũ lực hay đập bể đồ vật nhằm giải tỏa cơn giận là cách làm tồi tệ nhất trong cách giải quyết vấn đề. cách giải tỏa cơn giận vừa rồi sẽ không phù hợp đối việc kiểm soát cảm xúc về lâu dài. trong tương lai, người đó sẽ dễ có các hành vi bạo lực để bày tỏ cơn giận.

Ông bushman khuyên các tù nhân trong tù không nên trút giận bằng cách đấm vào bao cát. đó là ý tưởng tồi.

Nếu chúng ta chạy bộ khi đang nóng giận, nhịp tim sẽ đập mạnh và nhanh hơn. Hơn nữa, nhịp S*nh l* tại thời điểm này vẫn cao. Nhìn chung, tất cả mọi người không nên tham gia các hoạt động thể dục thể thao khi đang nổi giận.

5. Đừng kìm nén sự cau có trong thời gian dài

David H. Roasmarin, phó giáo sư ở trường Y Harvard và nhà nghiên cứu tâm lý thuộc bệnh viện Mclean ở thành phố Belmont, bang Massachusetts nhận thấy kìm nén cơn giận sẽ không hiệu quả cho lắm.

Ông rosmarin nói, một số người sẽ cắt đứt mối quan hệ với người khiến mình nóng giận để giải quyết vấn đề.

Giáo sư Rosmarin nhấn mạnh: “Tuy việc cắt đứt mối quan hệ giúp người đó kìm nén cơn giận, người bị tổn thương sẽ nổi giận với chúng ta theo thời gian. Tốt hơn hết, ta phải nói chuyện rõ ràng với nhau để cả hai bên được nhẹ lòng”.

Trọng Dy (dịch)


Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Lần cập nhật cuối: 22:04 18/10/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/lam-sao-de-kiem-soat-con-nong-gian-tranh-trut-gian-len-dau-nguoi-khac-n418722.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY