Tâm lý hôm nay

Stress: khi nào là bình thường, khi nào thì đáng lo?

Ai cũng dễ bị căng thẳng vì công việc hay trong mùa dịch COVID-19. Mỗi cá nhân cần tìm mọi cách giảm thiểu mức độ căng thẳng nhằm có cuộc sống tốt hơn.

Hãng tin CNN cho biết, tình trạng căng thẳng là hiện tượng phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, bị căng thẳng quá mức sẽ gây vấn đề trầm trọng hơn.

TS Gail Saltz - PGS tâm lý ở Bệnh viện New York Presbyterian tại TP New York, cho biết: “Căng thẳng là phản ứng bình thường của con người đối với một áp lực thể chất hay tinh thần”.

Theo TS Cynthia Ackrill, một nhà giáo dục chuyên hướng dẫn kiểm soát căng thẳng, stress cấp tính là tình trạng căng thẳng xảy ra ở một giai đoạn cụ thể trong khoảng thời gian ngắn. Tình trạng này có thể rất hữu ích trong tình huống cụ thể đó.

Lúc này, nhịp tim và tốc độ thở tăng mạnh. Bà Ackrill cho biết thêm tình trạng căng thẳng mãn tính xảy ra khi hệ thống cơ thể bị kích hoạt liên tục.

Bà Ackrill khẳng định stress không xấu nhưng sẽ rất độc khi nó không biến mất sau khi tình trạng căng thẳng kết thúc.

Khi nào tình trạng stress nghiêm trọng?

Bà ackrill nhấn mạnh rất khó để xác định khi nào stress ở mức nghiêm trọng chẳng hạn như lo sợ và trầm cảm.

“Nỗi lo âu khiến người bị căng thẳng cảm thấy bị phiền toái. Đó là sự lo sợ. Khi một người cảm thấy buồn và không vượt qua, đó là hiện tượng trầm cảm”, bà Ackrill nói.

Bản thân stress không phải là tình trạng tâm thần nhưng nó có thể khiến sức khỏe tâm thần khác trở nên tồi tệ hơn chẳng hạn như trầm cảm và rối loạn do ám ảnh cưỡng chế.

Theo TS Alfiee Breland-Noble, nhà tâm lý học và người thành lập dự án AAKOMA (một tổ chức sức khỏe tinh thần phi lợi nhuận), đây là dấu hiệu rối loạn lo âu nói chung. Dấu hiệu này kéo dài ít nhất sáu tháng.

Một số triệu chứng phổ biến như khó ngủ, bồn chồn và khó tập trung.

Mặt khác, khi đã giải quyết được stress sau việc căng thẳng và bạn có thể kiểm soát hiệu suất làm việc và học tập ở mức tốt nhất.

Đi tìm người giúp đỡ

Bà Breland-Noble khuyên bất kỳ ai cảm thấy mình đang bị stress mãn tính hay gặp vấn đề rối loạn tâm lý cần gặp ngay bác sĩ chuyên về sức khỏe tinh thần để được đưa ra lời khuyên và cách chữa trị tốt nhất.

Bà cũng khuyến cáo người bị stress nên dành thời gian nói chuyện với một người bạn hay thành viên gia đình đáng tin cậy để theo dõi và giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn.

Bí kíp giải tỏa stress nhanh

Bài tập thiền có thể giúp ích cho người bị stress. Bà Breland Noble khuyên mọi người nên tập bài thiền vì bài tập này có liên quan đến năm giác quan bao gồm nhìn, nghe, nếm, ngửi, sờ và cảm thấy biết ơn.

Bà cũng cho biết thêm: “Tập trung thường chỉ giúp đầu óc chúng ta thoát khỏi sự căng thẳng đang diễn ra”.

Theo bà Saltz, một số người sẽ tập bài thể dục nhịp điệu đã giải tỏa căng thẳng trong vòng 30 phút để thúc đẩy nhịp tim.

Bà Ackrill cho biết kỹ thuật giải tỏa căng thẳng đơn giản và cổ điển nhất chính là bài tập hít thở.

Đặt tay lên bụng và theo dõi nhịp thở nhằm biết được cơ hoành có hạ xuống hay không và tay đặt trên bụng được nâng lên.

Thở chậm và chú trọng đến nhịp thở cho thấy não chúng ta ổn.

Có hàng trăm cách giải tỏa căng thẳng nhưng đa số các bài tập này sẽ giúp não không suy nghĩ đến chuyện quá khứ hay tương lai nhiều. Thay vì thế, ta sẽ chú trọng đến hiện tại.


Trọng Dy (dịch)

Lần cập nhật cuối: 07:56 25/09/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/stress-khi-nao-la-binh-thuong-khi-nao-thi-dang-lo-n418188.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY