Tiêu hóa hôm nay

Khi nào cần mổ trĩ?

Bệnh trĩ rất phổ biến, bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi mắc bệnh, búi trĩ lồi ra, bệnh nhân thường thấy đau, chảy máu.
Bố tôi mắc bệnh trĩ 2 năm nay, do điều kiện kinh tế nên cũng chưa đi khám. Nhiều người nói rằng hiện nay mổ là khỏi. Vậy xin bác sĩ cho biết cách nhận biết bệnh và khi nào thì cần phải phẫu thuật?


Dương Văn Đại (Lai Châu)


Bệnh trĩ rất phổ biến, bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi mắc bệnh, búi trĩ lồi ra, bệnh nhân thường thấy đau, chảy máu. Thông thường, người ta chia 2 loại: trĩ ngoại và trĩ nội.


Trĩ nội là những búi trĩ xuất phát từ những búi tĩnh mạch trĩ nằm trong lòng hậu môn, phía trên đường lược, khi phồng to quá mức thì sẽ sa ra ngoài. Tùy mức độ sa của các búi trĩ nội ra ngoài mà người ta chia làm 4 độ: Độ 1 là các búi trĩ phồng to hơn mức bình thường nhưng vẫn nằm trong lòng ống hậu môn ngay cả khi bệnh nhân rặn mạnh, có thể gây ra chảy máu khi đi cầu;


Độ 2 là búi trĩ có thể thập thò ở hậu môn khi bệnh nhân rặn mạnh; Độ 3 là các búi trĩ lồi hẳn ra ngoài khi bệnh nhân đi cầu hoặc làm việc nặng, bệnh nhân phải dùng tay đẩy búi trĩ vào; Độ 4 là độ nặng nhất, búi trĩ gần như thường xuyên nằm bên ngoài hậu môn không thể đẩy vào được.


Trĩ ngoại thì xuất phát từ những đám rối tĩnh mạch nằm dưới da xung quanh lỗ hậu môn, nó nằm hoàn toàn bên ngoài ống hậu môn, được bao bọc bằng da hậu môn. Việc điều trị có thể được bảo tồn bằng nội khoa hoặc bằng thủ thuật hay phẫu thuật tùy thuộc mức độ nặng hay nhẹ.


Về phẫu thuật thì tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Thông thường, khi mắc trĩ, điều trị không cải thiện thì các bác sĩ sẽ xem xét đến vấn đề phẫu thuật. Để biết bố mình có cần mổ hay không, bạn nên đưa bố đi khám để được tư vấn cụ thể.


Theo BS. Nguyễn Văn Long - Sức khỏe và Đời sống


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khi-nao-can-mo-tri-1805.html)
Từ khóa: mổ trĩ

Chủ đề liên quan:

khi nào mổ trĩ

Tin cùng nội dung

  • Ở cơ quan tôi, nhiều người thường rủ nhau truyền dịch tại nhà khi bị mệt mỏi, sốt, truyền dịch cho đẹp da.
  • Con tôi 5 tuổi, tôi thấy bé đi tiểu tia rất nhỏ và mỗi lần dương vật cương thì bị vẹo.
  • SKĐS -Mẹ tôi năm nay 69 tuổi, bị đục nhân mắt. Bác sĩ khám và chỉ định mổ thay nhân mắt phải.
  • Tê nhức chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau nhưng thường gặp ở người cao tuổi.
  • Trải qua chuyện ấy không phải là cách để chứng tỏ bản thân mình hay khiến bạn trưởng thành hơn. Ngược lại, nó có thể gây ra những sang chấn tâm lý.
  • Tháng 10 vừa qua em có đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Kết quả thử máu bị cholesterol nhưng chưa cao. Bác sĩ nói chưa cần uống Thu*c, chỉ cần kiêng bớt chất béo.
  • Chuyển tuyến không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây quá tải bệnh viện ở tuyến trên trong thời gian qua.
  • Nội soi dạ dày là giải pháp hữu hiệu để kiểm tra xác định bệnh nhân đã tiệt trừ được vi khuẩn Helicobacter Pylori hay chưa và các bệnh ở đường tiêu hóa trên.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh bệnh trĩ ở cấp độ 3 phải phẫu thuật, qua tìm hiểu thì em biết ở BV nhân dân Gia Định có chuyên khoa này vì vậy em muốn hỏi chi phí một ca phẩu thuật là bao nhiêu, nếu em có bảo hiểm ở Kon Tum, không cần giấy chuyển viện thì có được hưởng % chi phí không? Mangyte giúp em nhé! Xin cảm ơn.,
  • Cách nay 3 năm, tôi có mỗ trĩ ngoại và thắt búi trĩ nội. Nay lại bị trĩ nội độ 2 dù không bị táo bón, không ra máu, không rượu bia. Nếu tôi muốn mổ Longo thì có hết hẳn không và phí tốn khoảng bao nhiêu? Xin cảm ơn! (Thế Toàn, 58 tuổi - TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY