Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Truyền dịch: khi nào cần và có biến chứng gì?

Ở cơ quan tôi, nhiều người thường rủ nhau truyền dịch tại nhà khi bị mệt mỏi, sốt, truyền dịch cho đẹp da.

Tôi đọc thông tin thấy việc truyền dịch có nhiều biến chứng nhưng không biết khuyên can mọi người thế nào. Mong được bác sĩ tư vấn về khi nào cần truyền dịch và có những biến chứng gì?

Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội)

Bác sĩ thường dựa vào kết quả xét nghiệm của bệnh nhân để quyết định có truyền dịch hay không. Dịch truyền được sử dụng để nuôi ăn trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Việc bù đường, muối và các chất điện giải chỉ nên tiến hành khi hàm lượng những chất này trong máu thấp hơn mức cho phép. Trong một số trường hợp, tuy chưa có kết quả xét nghiệm nhưng thầy Thu*c vẫn phải truyền dịch cho bệnh nhân: trước và sau khi phẫu thuật, khi người bệnh bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, ngộ độc...

Việc dùng dịch truyền bừa bãi có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Sốc phản vệ do truyền nhanh, áp lực thẩm thấu cao gây biến chứng với biểu hiện vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt. Rối loạn điện giải là một biến chứng do truyền dịch. Tình trạng này xảy ra khi đưa vào cơ thể một lượng không cần thiết dẫn đến sự dư thừa khiến người bệnh mệt mỏi, nôn nao, tăng nhịp tim bất thường; Phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với người vốn có bệnh tim mạch), thậm chí gây Tu vong.

Truyền dịch có thể dẫn đến lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng như: nhiễm trùng máu, nhiễm viêm gan siêu vi. Các tình trạng thường thấy như: chỗ tiêm truyền bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch... Truyền dịch phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí những tai biến. Tuyệt đối không nên lạm dụng truyền dịch khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

BS. Hồng Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/truyen-dich-khi-nao-can-va-co-bien-chung-gi-n165593.html)
Từ khóa: Truyền dịch

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ rất phổ biến, bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi mắc bệnh, búi trĩ lồi ra, bệnh nhân thường thấy đau, chảy máu.
  • Chị tôi bị loét dạ dày điều trị đã ổn định. Gần đây đi khám chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Xin hỏi Mangyte, ung thư có mầm mống trước đó hay do loét thành ung thư?
  • Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) Tu vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
  • Triệu chứng viêm ruột thừa đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Nội soi dạ dày là giải pháp hữu hiệu để kiểm tra xác định bệnh nhân đã tiệt trừ được vi khuẩn Helicobacter Pylori hay chưa và các bệnh ở đường tiêu hóa trên.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY