Tại việt nam những năm gần đây, phẫu thuật nâng ngực trở thành loại hình thẩm mỹ khá quen thuộc và phát triển nhanh chóng. bên cạnh những cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thì nhiều cơ sở phẫu thuật nâng ngực chui cũng ra đời, dẫn đến nhiều trường hợp phụ nữ đi nâng ngực gặp biến chứng nặng nề.
Phẫu thuật khắc phục biến chứng sau nâng ngực. ảnh: dungho
Thạc sĩ - bác sĩ hồ cao vũ với kinh nghiệm chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và ngoại khoa bệnh lý lành tính, cho biết có 4 biến chứng thường gặp sau phẫu thuật nâng ngực, bao gồm:
Tụ máu ngực
Ngực tụ máu xảy ra ngay sau phẫu thuật do quá trình cầm máu trong không tốt. Nếu lượng máu chảy ra ít cơ thể có thể tự hấp thu được, nhưng nếu lượng máu lớn cơ thể hấp thu không kịp gây tụ máu.
Hầu hết nhiễm trùng sau phẫu thuật xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau mổ, một số trường hợp nhiễm trùng phát hiện muộn sau mổ. Các triệu chứng của nhiễm trùng chị em có thể nhận thấy như ăn không ngon, lạt miệng, sốt, đau vú, mẩn đỏ hoặc sưng tấy...
Theo bác sĩ Vũ, khi có những triệu chứng này, chị em nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám sớm. Nếu dùng kháng sinh không kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật lại để làm sạch, lấy mô bị nhiễm trùng, dẫn lưu dịch và lấy túi ngực ra khỏi cơ thể.
Bác sĩ hồ cao vũ đang dùng dao harmonic trong ca phẫu thuật khắc phục biến chứng nâng ngực. ảnh: dungho
co thắt bao xơ sau nâng ngực
bao xơ co thắt độ 3,4 là biến chứng phổ biến liên quan đến nâng ngực. đây là tình trạng ngực bị cứng ở một bên hoặc cả hai bên, tùy theo mức độ nặng nhẹ có thể gây đau hoặc biến dạng ngực. co thắt bao xơ ngực được chia thành bốn độ. nếu cơ thắt bao xơ ngực ở độ một và hai, ngực vẫn có thể mềm rất khó nhận biết, phải được phát hiện qua chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là chụp cộng hưởng từ (mri) với bộ coil chuyên sâu về vú mới có khẳng định chính xác. với trường hợp cơ thắt bao xơ ngực độ 3 hoặc 4, ngực sẽ đau nhiều, biến dạng, co rút dễ nhận biết hơn.
Nếu túi độn ngực bị vỡ, chị em có thể không phát hiện ngay được vì hầu hết các trường hợp vỡ túi độn thường âm thầm, không có triệu chứng. Chụp cộng hưởng từ (MRI) với bộ coil chuyên sâu về vú là phương pháp hiệu quả chính xác để phát hiện tình trạng túi đã bị vỡ. Một số trường hợp túi ngực vỡ, chị em có thể nhận thấy kích thước vú giảm, hình dạng ngực thay đổi, không đồng đều, đau hoặc căng...
Phẫu thuật khắc phục biến chứng sau nâng ngực. ảnh dungho
Bác sĩ vũ cho biết, tử vong trong phẫu thuật nâng ngực là biến chứng đáng tiết khi xảy ra. phẫu thuật nâng ngực cần được gây mê toàn thân chính vì thế trước khi tiến hành mổ đội ngũ bác sĩ phải thăm khám cho bệnh nhân, chẩn đoán, làm các xét nghiệm tổng thể, kiểm tra tình trạng bệnh lý và các rủi ro trong quá trình phẫu thuật một cách đầy đủ.
"để tránh các biến chứng không mong muốn khi nâng ngực, chị em nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn", bác sĩ vũ nói.
Cũng theo bác sĩ vũ, quá trình sử dụng các dụng cụ dao đốt điện thông thường khi nâng ngực dễ dẫn đến nguy cơ chảy máu cao, tổn thương mô, tiết dịch nhiều trong khoang ngực... với phương pháp sử dụng dao harmonic kết hợp với kỹ thuật phẫu tích điểm, quá trình bóc tách mô, giải phóng mô có thể kiểm soát việc chảy máu, hạn chế tiết dịch gần như hoàn toàn với mức độ chính xác cao, tốc độ lành thương sau mổ nhanh, hạn chế tối đa những biến chứng.