Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Sốc sốt xuất huyết trẻ nguy kịch: Khi nào cần đi viện?

Gần đây, bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) đã cứu sống hai trường hợp bị sốc sốt xuất huyết Degue nặng gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu... nguy cơ Tu vong cao.

Các bác sĩ bệnh viện nhi đồng thành phố (tphcm) cho biết, mới đây, bệnh viện đã tiếp nhận và cấp cứu thành công cho trường hợp bé gái 5 tuổi sốc sốt xuất huyết dengue nặng nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Bệnh nhi là bé gái n.k.l. (5 tuổi, quê ở kon tum) trong tình trạng bị sốc sốt xuất huyết nặng gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi và màng bụng nặng được bệnh viện bình tân chuyển đến bệnh viện nhi đồng tp với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết dengue nặng ngày thứ 5.

Ngay sau nhập viện, bệnh nhi được hồi sức sốc bằng dịch truyền, Thu*c vận mạch, hỗ trợ đặt nội khí quản thở máy, chọc dò dẫn lưu ổ bụng để giảm áp lực ổ bụng nhằm tránh tổn thương nhiều cơ quan, đồng thời truyền máu và các chế phẩm của máu để ổn định tình trạng xuất huyết nặng.

Nhận định tình trạng bệnh nhân đang diễn tiến phức tạp, mức độ thất thoát huyết tương nhiều mặc dù đã truyền một lượng lớn dung dịch cao phân tử, nguy cơ dẫn đến sốc kéo dài, suy đa cơ quan và suy hô hấp, Bác sĩ Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc cho biết; Các bác sĩ đã quyết định phối hợp dung dịch Albumin 5% để chống sốc.

Theo các bác sĩ, ca bệnh này đánh dấu sự phối hợp nhiều điểm sáng mới trong điều trị các ca sốc sốt huyết dengue nguy kịch tại bệnh viện nhi đồng thành phố như áp dụng hiệu quả bộ dẫn lưu màng bụng đếm giọt kiểm soát tốc độ dẫn lưu dịch ổ bụng. đây cũng là lần đầu tiên các bác sĩ phối hợp dung dịch albumin 5% và dung dịch cao phân tử với tỷ lệ phù hợp trong chống sốc sốt xuất huyết dengue.

Hiện, sau gần 3 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi đã ổn định huyết động, chức năng các cơ quan được bảo tồn, bệnh nhi đã được cai máy thở, các chỉ số sức khỏe ổn định và dự kiến xuất viện trong thời gian tới.

Các bác sĩ phải dùng nhiều máy móc hỗ trợ để cứu bé gái qua cơn nguy kịch. Ảnh: Báo Dân Sinh.

Trước đó, vào giữa tháng 12/2020, bệnh viện nhi đồng thành phố cũng tiếp nhận một trường hợp tương tự là bé trai d. t. t. (9 tuổi, ngụ tỉnh trà vinh) bị sốc sốt xuất huyết nặng.

Bệnh sử ghi nhận bệnh nhi sốt cao liên tục 3 ngày đến ngày thứ 4 bắt đầu có biểu hiện đau bụng, ói, tay chân lạnh nên người nhà đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.

Sau nhiều nỗ lực, các bác sĩ đã cứu sống bé trai một cách ngoạn mục. Sau gần 2 tuần điều trị, bệnh nhi đã khỏe mạnh trở lại và xuất viện về nhà.

Mời độc giả theo dõi video "Bác sĩ giải cứu bệnh nhân Covid-19 cố nhảy lầu". Nguồn: THDT.

Cảnh báo về các biến chứng của sốt xuất huyết, BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, người dân không nên lơ là chủ quan mà phải chủ động phòng chống dịch, luôn theo dõi những dấu hiệu cảnh báo khi bị sốt.

Đặc biệt, khi bé bị sốt cao kèm khóc, bứt rứt, khó chịu hoặc li bì, đau bụng, nôn ói nhiều, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, tiêu phân đen, tay chân lạnh, bỏ bú, bỏ ăn uống..., phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị sớm.

Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/soc-sot-xuat-huyet-tre-nguy-kich-khi-nao-can-di-vien-1482447.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) – Bệnh viêm tai giữa thông thường nếu điều trị không triệt để dễ bị tái phát dẫn đến nhiễm trùng và gây biến chứng.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Bệnh trĩ rất phổ biến, bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi mắc bệnh, búi trĩ lồi ra, bệnh nhân thường thấy đau, chảy máu.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Nội soi dạ dày là giải pháp hữu hiệu để kiểm tra xác định bệnh nhân đã tiệt trừ được vi khuẩn Helicobacter Pylori hay chưa và các bệnh ở đường tiêu hóa trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY