Dị ứng , Mề đay hôm nay

Dị ứng Thuốc nhuộm tóc, phải làm sao?

Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
Mới đây, em nhuộm tóc và bị dị ứng cực mạnh, nó làm cho da đầu em bị lở loét, chảy nước và ngứa rát. Bác sĩ cho em hỏi, làm sao để chữa hết và nó có để lại hậu quả về sau? Có cách nào để nhuộm tóc mà không bị dị ứng. Mong bác sĩ tư vấn. Em xin cảm ơn bác sĩ. Ngocson – cauvongngocson.joonjnguyen.3@ Việc nhuộm tóc sẽ giúp một số người cảm thấy tự tin hơn. Tuy nhiên, khi nhuộm tóc cần thận trọng vì có thể xảy ra một số tai biến do Thuốc nhuộm như viêm da tiếp xúc, tóc bị tổn thương và bị rụng.

Ngoài ra, Thuốc nhuộm tóc là hóa chất và các nghiên cứu cho thấy rằng: nhuộm tóc từ một lần trở lên trong tháng khiến tăng nguy cơ ung thư bàng quang lên gấp hai lần. Một số Thuốc nhuộm tóc cũng làm tăng nguy cơ ung thư máu. Do đó, chỉ nên nhuộm tóc khi thật cần thiết.

Trường hợp của bạn là do dị ứng Thuốc nhuộm tóc. Có nhiều nguyên nhân như do cơ địa dị ứng, mắc một số bệnh lý về da đầu, tóc (nấm, viêm da tiết bã, viêm nang lông…) hoặc do Thuốc không đảm bảo chất lượng. Nhẹ thì nổi mẩn đỏ, ngứa, phồng rộp, nổi mụn nước vùng bôi Thuốc; nặng hơn thì vết thương lở loét, chảy nước, thậm chí có trường hợp còn bị nhiễm trùng do tự ý mua Thuốc về điều trị.

Không riêng gì bạn mà rất nhiều bệnh nhân có quan điểm, đã dị ứng rồi thì sẽ không bao giờ bị dị ứng nữa. Điều này hoàn toàn sai, vì nếu gặp lại, những phản ứng dị ứng lần sau sẽ nặng và trầm trọng hơn lần trước. Có người vừa mới xài đã bị dị ứng, nhưng có người khoảng vài ngày, thậm chí vài tuần mới có biểu hiện.

Trường hợp của bạn thì có thể sử dụng Thuốc kem, mỡ corticoid nhẹ và vừa như Hydrocortisone 0,05%, betamethasone dipropiomate 0,01%.

Cách sử dụng từ 1 – 2 lần/ngày, nếu sau ba ngày hiện tượng dị ứng không giảm nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị.

Lưu ý, nếu sau khi sử dụng và hết dị ứng, bạn không được lạm dụng loại Thuốc có chứa corticoid này hoặc sử dụng lại cho lần dị ứng sau mà cần có chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây teo da, rạn da, giãn mao mạch, chậm liền vết thương, bùng phát nhiễm nấm, nhiễm khuẩn…

Trước khi nhuộm tóc cần phải xem cơ địa có mắc những bệnh lý về da đầu hay không. Không được nhuộm khi vùng da đầu, cổ, mặt bị lở loét, sưng đau. Cần thử phản ứng tước khi sử dụng, nhất là với những sản phẩm mới sử dụng lần đầu tiên.

Có thể thoa Thuốc vào vùng da ở mặt trong cánh tay rồi để 24 - 48 giờ xem có gây dị ứng không? Hoặc xác định phản ứng với mỹ phẩm chậm bằng cách thoa lên vùng da mặt trong cánh tay 2 lần một ngày (trong hai tuần) với diện rộng khoảng 5cm. Nếu vượt quá thời gian trên vùng da thoa không biểu hiện gì thì chứng tỏ không bị dị ứng với sản phẩm đó.

Tại một số tiệm làm tóc, hầu hết những Thuốc uốn, nhuộm, duỗi chỉ đựng trong những lọ, hũ nhựa màu trắng, bên ngoài không hề có nhãn mác. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ dị ứng.

Bạn nên chọn những sản phẩm có uy tín, chất lượng hoặc tự dùng Thuốc của mình. Tránh dùng những Thuốc có màu quá đậm. Có thể thoa kem hoặc vaseline lên da đầu trước khi nhuộm để Thuốc không ngấm và da đầu. Sau khi nhuộm nên gội đầu thật kỹ để Thuốc không sót lại.

Mangyte.vn
Theo BS Trần Thế Viện - BV Da liễu TPHCM
Phụ nữ thành phố
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-di-ung-thuoc-nhuom-toc-phai-lam-sao-3316.html)

Tin cùng nội dung

  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Độc tính của Thuốc nhuộm tóc được xác định là eugenol, một chất làm thơm có liên quan tới ung thư.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY