An toàn thực phẩm hôm nay

Những ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả giàu dinh dưỡng nhưng vẫn có người được khuyến cáo không nên ăn, vậy những ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên một số người được khuyến cáo là không nên ăn dâu tây. Vậy, những ai không nên ăn dâu tây?

Tác dụng của dâu tây với sức khỏe

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh quả mọng hay chất anthocyanins (bên trong dâu tây) có thể làm cải thiện sức khỏe tim mạch đáng kể.

Quả mọng còn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, cũng như giảm nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim nếu tiêu thụ dâu tây một lượng vừa phải.

Nhờ vào khả năng cải thiện cholesterol HDL (tốt), huyết áp và tăng chức năng của tiều cầu trong máu.

Chống lão hóa da

Dâu tây là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa. ellagtannin và axit ellagic (là các chất chống oxy hóa) trong dâu tây có hàm lượng gấp 2 – 11 lần so với hàm lượng trong các loại trái cây khác.

Những chất này có khả năng chống lại các gốc tự do, chống lại vi khuẩn; giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Hỗ trợ làm đẹp cho phái nữ

Dâu tây có khả năng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể của bạn bao gồm chống viêm và hỗ trợ sức khỏe của làn da.

Dâu tây chứa nhiều vitamin c và được xem như một chất chống viêm vô cùng hiệu quả. một nghiên cứu nhỏ đã chứng minh tác dụng của dâu tây trong việc chống các chứng viêm liên quan đến mụn trứng cá.

Điều chỉnh lượng đường trong máu

Sự mất cân bằng lượng đường trong máu tỷ lệ thuận với khả năng mắc bệnh béo phì, tim mạch và bệnh tiểu đường loại 2.

Các hoạt chất trong dâu tây có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa của glucozo, và hạn chế khả năng tăng đột biến của chúng cùng với insualin sau các bữa ăn nhiều carbohydrat.

Ngăn ngừa ung thư

Sự hình thành của các tế bào ung thư là do tình trạng viêm mãn tính và stress oxy hóa gây ra. thậm chí tình trạng này có thể ngày càng trầm trọng khiến cho các tế bào ung thư ngày càng phát triển.

Những ai không nên ăn dâu tây? - 1

Dâu tây rất tốt cho sức khỏe nhưng những ai không nên ăn dâu tây?

Khi nghiên cứu ở động vật, dâu tây được chứng minh là có khả năng ức chế sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào ung thư.

Phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Trong dâu tây chứa folate – chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mô, xương và tế bào. điều này vô cùng quan trọng cho phụ nữ mang thai, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi 3 tháng đầu.

Tốt cho mắt

Dâu tây được chứng minh là có thể bảo vệ và chống oxy hóa cho mắt vì hàm lượng vitamin c dồi dào. thường xuyên bổ sung dâu tây vào chế độ ăn còn có thể phòng ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa thần kinh thị giác, thoái hóa điểm vàng, khiếm khuyết thị lực, khô mắt,…

Tuy tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có những người được khuyến cáo không nên ăn dâu tây. Dưới đây là những ai không nên ăn dâu tây?

Những ai không nên ăn dâu tây?

Dạ dày nhạy cảm

Những hạt nhỏ trong loại trái này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. tình trạng này càng trở nên nguy hại hơn với những người thường xuyên bị các vấn đề về dạ dày. bên cạnh đó, tính axit của dâu tây cũng có thể gây đau dạ dày.

Cao huyết áp

Với những người bị cao huyết áp, dâu tây không phải là loại trái cây thân thiện. đặc biệt với người thường xuyên phải uống thuốc có chứa các hóa chất ở mức cao. trong trường hợp này, dâu tây sẽ tương tác với thuốc, gây cản trở chức năng thận.

Dị ứng

Các thành phần chứa trong dâu tây có thể gây dị ứng mạnh mẽ, đặc biệt là với những người có tiền sử bị dị ứng. thông thường tình trạng dị ứng hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, hiếm khi xảy ra ở người lớn. nguyên nhân là do một loại protein có nhiệm vụ tạo nên sắc đỏ của dâu tây tương phản với hệ miễn dịch, gây nên các triệu chứng dị ứng, như da bị mẩn đỏ và ngứa.

Theo VTC News

Link bài gốc Lấy link

https://vtc.vn/nhung-ai-khong-nen-an-dau-tay-ar748982.html

Theo VTC News

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-ai-khong-nen-an-dau-tay/20230423065655741)

Tin cùng nội dung

  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY