Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thường xuyên nhịn tiểu bạn sẽ đối mặt với điều gì?

Tiểu tiện vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Thận lọc nước cùng chất thải khỏi máu, sau đó nước tiểu đi tới bàng quang. Nhịn tiểu nhiều, bạn có thể kéo giãn bàng quang khiến lượng nước chứa được tăng lên, gây nhiều nguy hại cho cơ thể.

Gây hại bàng quang

Bàng quang của mỗi người chỉ có thể giữ được nhiều nhất là khoảng 0,5 lít. Do đó, nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu sẽ khiến bàng quang bị áp lực và căng cứng. Lúc này không chỉ có bàng quang bị gây hại mà các bộ phận gần đó cũng bị ảnh hưởng theo. Điển hình như xương chậu bị chèn ép mạnh chẳng hạn. Do đó, đi tiểu đúng lúc để thải chất lỏng kịp thời là cách bảo vệ sức khỏe bàng quang lẫn sức khỏe tổng thể tốt hơn.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào trong bộ phận này.

Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Mặc dù phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn nhưng một khi đã mắc, nam giới lại thường bị nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng đặc trưng cảnh báo đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn như nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Nếu không may mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm, phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

Viêm bàng quang kẽ

Đây là bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ trữ nước tiểu. Bệnh nhân thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn nhưng khối lượng nước tiểu rất ít.

Các triệu chứng thường gặp như khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần/ngày.

Rất đáng lo ngại là bệnh này chưa có thuốc chữa dứt điểm mà chỉ điều trị chỉ làm giảm bớt triệu chứng.

Mất cảm giác buồn tiểu

Khi nhịn tiểu quá lâu, bàng quang sẽ dần căng phồng lên từ đó làm giảm khả năng nhận biết buồn tiểu. Vệc kìm nén này xảy ra thường xuyên có thể sẽ khiến não bộ không còn khả năng kiểm soát được việc “xả nước” nữa.

Hậu quả là bạn lúc nào cũng có thể tiểu mọi lúc mọi nơi như một đứa trẻ sơ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.

Sốt

Khi bạn giữ lại nước tiểu, vi khuẩn trong nước tiểu không được loại bỏ khỏi cơ thể. Đây là thời điểm để vi khuẩn tấn công cơ thể bạn và biểu hiện dễ thấy nhất là sốt.

Nhịn tiểu có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày

Khi bạn giữ lại nước tiểu lâu trong cơ thể nó không chỉ gây đau đớn; mà gia tăng nguy cơ phát triển bệnh dạ dày càng nhanh. Các mầm bệnh có trong nước tiểu không được đào thải ra ngoài có khả năng dẫn đến nhiễm trùng dạ dày.

Đau khi đi tiểu

Bạn nhịn tiểu thường xuyên và điều này được tiếp tục trong thời gian dài; thì có thể gây ra đau ở bụng; đặc biệt là khi bạn đi tiểu thì cảm giác đau; buốt, khó chịu ngày một tăng dần.

Sỏi thận

Nhịn tiểu lâu thường khiến cho những chất cặn bã này tồn đọng và kết tinh thành thể rắn kết tụ lại trong thận, giả sử cứ để hiện tượng này lâu có thể hình thành các tinh thể rắn trong thận gọi đây còn được gọi là sỏi thận. Bệnh thường gặp ở đàn ông hơn là ở phụ nữ.

Suy thận

Cứ nhịn tiểu quá lâu trong 1 thời gian dài có thể làm cho thận của bạn luôn ở trong tình trạng không thể lọc được các độc tố và chất thải ra khỏi máu. Lúc thận không thể lọc được, mức độ chất thải sẽ nguy hại trong máu rồi dần dần chúng tích tụ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần hoá học của máu. Cụ thể những triệu chứng của suy thận điển hình như là : phân thường có máu, tính khí luôn cảm thấy thất thường, tâm trạng căng thăng và buồn ngủ.

Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống "chăn gối"

Nước tiểu ứ đọng làm bàng quang căng đầy gây sức ép lên tử cung và các cơ quan sinh dục khác. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống "chăn gối", gây nên cảm giác đau khi giao hợp. Từ đó giảm dần và mất hưng phấn "yêu".

Nguy cơ bị "lãnh án" vô sinh


Bạn sẽ không ngờ thói quen xấu hàng ngày là nhịn tiểu lại chính là hung thủ làm bạn có thể bị vô sinh.

Lý do, cơ quan sinh dục và bàng quang của phụ nữ ở rất gần nhau, khi nhịn tiểu bàng quang tích trữ nhiều nước sẽ gây chèn ép tử cung, làm tử cung đổ về phía sau. Đồng thời, bàng quang chèn ép tử cung, ép vào dây thần kinh ở trước xương cùng, làm cho phần xương cùng đau nhức. Cổ tử cung bị dồn về phía sau thêm phần xương cùng đau nhức khiến nguy cơ vô sinh tăng cao.

Nguy cơ tử vong

Nhịn tiểu khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, lâu có thể gây vỡ bàng quang. Nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong do sốc.

Mỗi ngày nên đi tiểu bao nhiêu lần?

Theo tiến sĩ Neil Grafstein, khoa Tiết niệu Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), không có quy định chính xác cho số lần một người bình thường nên đi tiểu mỗi ngày, nhưng hầu hết số lần đi tiểu của mọi người thường dao động từ 4 – 7 lần/ngày. Con số này có thể thay đổi ở từng đối tượng, lượng chất lỏng nạp vào cơ thể hay mức độ nhạy cảm của bàng quang...

Để không phải gánh chịu những tác hại đáng sợ của việc nhịn tiểu, bạn nên đi tiểu đúng lúc mỗi khi cơ thể có nhu cầu.

Tóm lại, bạn hãy luôn ghi nhớ rằng tiểu tiện kịp thời là một trong những cách hiệu quả để giữ gìn sức khỏe cho đường tiết niệu và cơ thể.

Phong Vũ

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/thuong-xuyen-nhin-tieu-ban-se-doi-mat-voi-dieu-gi-27334/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY