Nhóm khảo cổ dẫn đầu bởi tiến sĩ Dominika Sieczkowska từ Trung tâm Nghiên cứu Adean thuộc Đại học Warsaw (Ba Lan) đã dùng LiDAR, một công nghệ thám sát tiên tiến sử dụng tia laser để phát hiện các cấu trúc bị che giấu.
Lidar đã "xuyên thủng" các tán rừng già trung mỹ và một loạt bụi rậm, lớp đất hàng thế kỷ để xác định được 12 cấu trúc nhỏ được dựng trên các mặt bằng hình tròn và chữ nhật ở vùng ngoại ô khu phức hợp chachabamba, một cụm đền thờ và kiến trúc nghi lễ nổi tiếng của người inca nằm trong khu vực vườn quốc gia machu picchu.
Khu nghi lễ chachabamba của người inca - ảnh: shutterstock
Nói là "nhỏ" vì nó được so sánh với các đền đài, kim tự tháp... uy nghi của người inca gần đó, nhưng thực ra đó vẫn là 12 ngôi nhà tương đối rộng rãi, được cho là nơi sinh sống của những người chịu trách nhiệm vận hành và chăm sóc khu nghi lễ chachabamba vào thời hoàng kim của người inca.
Các đồ vật được phát hiện tại những tòa nhà ma này cho thấy người sống ở đó chủ yếu là phụ nữ.
Cuộc khảo sát cũng tiết lộ một phần hệ thống kênh đào chưa từng được biết đến trước đây để dẫn nước từ sông Urubamba gần đó phục vụ cho Chachabamba, theo tờ Heritage Daily. Phát hiện ngoạn mục này một lần nữa cho thấy độ "hiện đại" của nền văn minh Inca, với trình độ về khoa học kỹ thuật vượt trội so với các nền văn minh cùng thời dù được phủ dưới lớp màn huyền bí của những lễ nghi và tín ngưỡng đặc biệt.
Theo Thu Anh/Người lao động
Link bài gốc Lấy link
https://nld.com.vn/khoa-hoc/tia-laser-tiet-lo-loat-nha-ma-cua-nguoi-inca-mat-thuong-khong-thay-2021122610293887.htm?fbclid=IwAR3fUODV4Uyz8LMdO-bHH0I1Pak2MzZhPnTDfycyLAnWjCmlKlmVY3h_L84Theo Thu Anh/Người lao động