Theo báo cáo của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50 – 60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị Thuốc Y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu.
Những năm gần đây, việc sử dụng các Thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược gặp nhiều bất cập và tác dụng phụ khôn lường, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, xu hướng sử dụng các Thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên ngày càng nhiều, không chỉ ở các nước Á Đông mà còn ở các nước phương Tây.Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số nông thôn và các nước đang phát triển vẫn dựa vào Thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, ¼ số Thuốc thống kê trong các đơn đều có chứa hoạt chất thảo mộc. Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục quản lý dược – Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50 – 60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị Thuốc Y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu.Với một thị trường tiêu thụ nhiều như vậy, dược liệu nói chung và
cây Thuốc nói riêng đã mang lại giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào. Theo thống kê, trong năm 2012, doanh thu sản xuất Thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp 1.75 lần doanh thu năm 2010).Trong số những lượng đã tiêu thụ, có trên 2/3 khối lượng dược liệu được khai thác từ nguồn gốc
cây Thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước. Riêng từ nguồn
cây Thuốc tự nhiên đã cung cấp tới 20-25 nghìn tấn mỗi năm. Khối lượng này trên thực tế mới chỉ bao gồm khoảng 300 loài được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến. Bên cạnh đó có thể vẫn còn nhều loài dược liệu khác được thu hái sử dụng tại chỗ nhưng chưa có con số thống kê cụ thể.Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm Thuốc là một xu thế rất được các nhà khoa học quan tâm. Nhiều dược liệu đã được sử dụng để tách chiết các hoạt chất làm Thuốc như: chiết berberin từ cây vàng đắng (
Coscinium fenestratum), rutin từ hoa hòe (
Shophora japonica), morphin từ
cây Thuốc phiện (
Papaver somniferum), b - caroten và lycopen từ gấc (
Mormodica cochichinensis), strychnin từ cây mã tiền (
Strychnos nux-vomica ), papain từ đu đủ (Carica papaya), diosdenin từ củ mài (
Dioscorea deltoidea), curcumin từ nghệ vàng (
Curcuma longa), menthol từ bạc hà (
Metha arvesis)…Trong đó có nhiều loại hoạt chất quan trọng như quinin, morphin, strychnin… đều phải chiết ra từ dược liệu mà chưa thể đi bằng con đường tổng hợp hóa học.Dược liệu còn mở đường cho ngành hóa dược phát triển. Ví dụ: dựa vào cấu trúc hóa học của ephedrin - hoạt chất được chiết xuất từ cây ma hoàng, người ta có thể xây dựng quy trình tổng hợp nên ephedrin bằng phương pháp tổng hợp hóa dược với chi phí và thời gian ít hơn. Hay từ cấu trúc của quinin trong canh ki na, artemisinin trong thanh cao hoa vàng, người ta cũng bán tổng hợp ra nhiều loại Thuốc sốt rét khác có hiệu lực mạnh hơn. Tuy nhiên, số lượng
cây Thuốc để chiết xuất hoạt chất làm Thuốc tại Việt Nam còn ở mức khiêm tốn (mới chỉ trong khoảng 50 loài).Từ thực tế trên cho thấy, số loài
cây Thuốc được sử dụng để phục vụ cộng đồng cũng như để phân lập các chất còn rất hạn chế so với tổng số
cây Thuốc đã được phát hiện. Với nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, cùng với vốn kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng, các dân tộc người Việt chính là tiềm năng to lớn để nghiên cứu, chiết xuất các hoạt chất và tạo ra những loại Thuốc mới từ dược liệu có hiệu lực chữa bệnh cao.Do vậy, nhà nước đang có những giải pháp nỗ lực hơn nữa để phát huy thế mạnh dược liệu, đẩy mạnh ngành công nghiệp dược trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn và miền núi, đồng thời bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội, tạo nên hình ảnh Việt Nam – một cường quốc về dược liệu, khỏe mạnh, giàu có.
TS.Lương Y Phùng Tuấn Giang(
Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam)