Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Tội sát sanh là gì - Tự Sát có phạm tội sát sanh không

Người hủy hoại mạng sống của chính mình (tự sát) dù bằng cách nào đi nữa thì người đó có phạm vào nghiệp sát sanh hay không?

I. Sát sanh là gì, như thế nào thì phạm tội sát sanh

Giới sát sanh có 5 chi pháp
1- Đối tượng bị hại là sinh vật có thức tánh
2- Kẻ giết biết rõ đối tượng là sinh vật
3- Có tâm sát hạị
4- Hành động cố sát
5- Đối tượng bị chết vì sự cố sát ấy
Hội đủ 5 điều này phạm giới sát sanh,

Tất cả chúng-sinh đều chết cả thảy, không ngoại trừ một ai cả. Mỗi chúng-sinh chết do hết tuổi thọ, do mãn nghiệp hỗ trợ, do hết tuổi thọ và mãn nghiệp hỗ trợ, đó gọi là chết đúng thời (kālamaraṇa).

Trường hợp chúng-sinh có thể duy trì, kéo dài sinh-mạng thêm cho đến hết tuổi thọ, đến mãn nghiệp hỗ trợ…nhưng chúng-sinh ấy bị người khác giết hại, cắt đứt dòng sinh-mạng trước thời gian hạn định tuổi thọ của chúng-sinh ấy, gọi là pāṇātipātā: giết hại chúng-sinh.

Nếu người nào có tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm giết hại chúng-sinh hợp đủ chi-pháp của điều-giới sát-sinh, thì người ấy phạm điều-giới sát-sinh.

Một số ví dụ để hiểu rõ hơn về tội sát sanh

Một người ra chợ mua miếng thịt lợn đã có sẵn trên bàn, hỏi người ấy có phạm tội sát sanh không?

- đáp: người ấy không phạm tội sát sanh vì trong này thiếu chi pháp ( người mua không hề có tâm muốn giết hại, và không có hành động cố sát, đối tượng không bị giết bởi sự chủ ý đó) nên người này không phạm tội sát sanh.

một người ra chợ, thấy có con cá tươi, muốn mua nhưng không muốn tự tay sát hại mà bảo người bán hàng sát hại giúp. thì người mua có phạm tội sát sanh không?

- đáp: trường hợp này người mua có phạm tội sát sanh mặc dù không trực tiếp làm. ( bảo người làm bằng cách sai khiến, ra hiệu, viết giấy, ra quyết định....) đều là tội sát sanh.

II. Không Sát sanh được 23 Quả Phúc

1. Được Trường Thọ

2. Thân không tàn tật

3. Ít bệnh hoạn

4. Thân hình vừa vặn

5. Thân thể xinh tốt

6. Tướng khoan thai cao ráo

7. Cử chỉ linh hoạt

8. Bước chân đi dáng đẹp

9. Vẻ mặt tươi sáng

10. Tính tình nhu hòa

11. Tinh thần an vui

12. Tâm dạn dĩ dũng cảm

13. Có nhiều sức mạnh

14. Nói năng bạt thiệp

15. Không bị quần chúng bắt nạt

16. Không có sự kinh hoàng sợ hãi

17. Không bị kẻ thù hãm hại

18. Không bị chết do người cố sát

19. Không có chuyện bực mình

20. Thân thể sạch sẽ

21. Có đông tùy tùng

22. Được mọi người thương mến

23. Không gặp cảnh sanh ly tử biệt

(Nguồn FB Samāhitacitto Phúc Nguyên)

III. Tự Sát có phạm tội sát sanh không

Người hủy hoại mạng sống của chính mình (tự sát) dù bằng cách nào đi nữa thì người đó có phạm vào nghiệp sát sanh hay không?

Tất cả chúng sanh tự giết mình bằng vũ khí, uống thuốc độc, thắt cổ hay nhảy xuống vực do sân hận, Khi chúng sanh đó chết bởi mãnh lực sân hận như đã nêu, ắt hẳn sanh vào khổ cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh...

Đức Phật thuyết trong bổn sanh Ekanipāta trong cùng một vấn đề như vậy rằng:

Người có bản tính ưa sát hại người khác như vậy thì sẽ phải bị chê trách từ người khác lúc đang con sanh tiền, và sau khi mệnh chung thì sanh vào cõi Khổ như địa ngục...

Do nhân này, mới trình bày cho thấy rằng chỉ có duy nhất sự tự sát thì không được xếp vào hoàn thành con đường của nghiệp sát sanh

Hơn nữa trong 5 chi của sát sanh ấy, thì người tự sát hẳn không đủ 5 chi, tức là thiếu điều pháp biết chúng sanh có mạng sống. nghĩa là trong điều pháp nói chúng sanh có mạng sống này, không có ý lấy chính mình mà lại hàm ý đến chúng sanh khác ngoài mình ra. do đó, việc tự sát cũng không hoàn thành con đường của nghiệp để thành tựu nghiệp sát sanh.

(Trích T Chương V, Giáo trình Siêu Lý Trung Học Quyển 1/3 - Tỳ Kheo Siêu Thành)

Tác giả: Tiểu Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/toi-sat-sanh-la-gi-tu-sat-co-pham-toi-sat-sanh-khong.html)

Chủ đề liên quan:

Ngũ giới Sát sanh tự sát

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY