Khoa Hồi sức tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho một bé trai 15 tuổi (ở Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nói nhảm, nhịp tim nhanh, tình trạng ý thức của bệnh nhân tiến triển xấu dần sau đó xuất hiện co giật và hôn mê. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết đã được thực hiện để tìm căn nguyên gây bệnh. Kết quả cho thấy bệnh nhi dương tính với các chất M* t*y có trong C*n sa.
Theo gia đình, cách đây 3 năm, bệnh nhân có sử dụng chất gây nghiện do bị nhóm bạn lôi kéo và đã được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Từ đó đến nay, do có sự giám sát từ cha mẹ nên trẻ không còn giao du với nhóm bạn nữa. Tuy nhiên, một tháng trước khi nhập viện, trẻ ở nhà một mình trong khoảng 20 ngày, có khả năng trẻ lại bị bạn bè lôi kéo mà gia đình không hề hay biết.
Trước đó, bệnh nhân này đã được đưa vào bệnh viện tỉnh với các dấu hiện loạn thần sau đó co giật, tím tái, được các bác sĩ đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và tiếp tục điều trị.
TS.BS Chu Thanh Sơn, Khoa Hồi sức tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, C*n sa là một chất kích thích, chất gây nghiện, thường được sử dụng bằng cách cuốn vào tờ giấy trắng hoặc nhồi trong điếu Thu*c lá, điếu Thu*c lào để hút. Có tới 30% những người sử dụng C*n sa có thể mắc các rối loạn sử dụng C*n sa. Những người sử dụng C*n sa trước 18 tuổi thường mắc rối loạn sử dụng C*n sa gấp 4 - 7 lần so với người lớn.
Theo BS Chu Thanh Sơn, sử dụng C*n sa có thể gây suy giảm khả năng nhận thức ở nhiều mức độ tùy thuộc vào tuổi sử dụng lần đầu và thời gian đã sử dụng. Đặc biệt sử dụng C*n sa ở tuổi thanh thiếu niên có thể làm giảm vĩnh viễn chỉ số đo lường trí tuệ (IQ), tức là khi đã ngưng sử dụng C*n sa cũng như khi trưởng thành rồi vẫn không hồi phục được điểm IQ bị mất.
Điều này cho thấy C*n sa có ảnh hưởng lâu dài mạnh nhất đến những người trẻ mà não bộ đang phát triển. Trên thực tế, C*n sa gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phối hợp động tác, trí nhớ ngắn hạn và khả năng tập trung chú ý. Sử dụng C*n sa có liên quan đến khả năng bỏ học cao hơn. C*n sa cũng liên quan nhiều đến chểnh mảng công việc dẫn tới mất việc làm và những thương tích do T*i n*n xe cộ.
Sử dụng c*n sa cũng có liên quan đến hành vi toan tự sát và tự sát thật ở tuổi vị thành niên. độc tính nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến giảm trí nhớ tức thời, mất nhân cách, ảo thị và hoang tưởng cấp, đôi lúc có các biểu hiện giống tâm thần phân liệt. những vấn đề tâm thần mà những người sử dụng c*n sa thường gặp phải là lo âu, buồn bã, u sầu và thiếu kiên nhẫn.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, hiện nay, ngoài C*n sa, “cỏ Mỹ” có chứa XLR-11 là hợp chất tổng hợp, có cơ chế tác dụng tương tự C*n sa nhưng mạnh và nguy hiểm hơn C*n sa nhiều lần. Các chất kích thích ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, do vậy người dân tuyệt đối không nên sử dụng, dù chỉ dùng thử một lần.
Chia sẻ về vấn đề này, TS.BS Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi trung ương khẳng định, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa con cái sa vào chất gây nghiện. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trẻ đang trải qua những thời điểm khó khăn như quá trình thay đổi tâm S*nh l* và hình thành nhân cách tuổi dậy thì, chuyển cấp học, chuyển trường hay gia đình có nhiều mâu thuẫn, cha mẹ ly hôn...
Do đó, trẻ vị thành niên có xu hướng tìm đến các chất gây nghiện để thoát khỏi các áp lực rất đa dạng trong cuộc sống như các stress trong gia đình (bố mẹ mâu thuẫn, ly thân...), áp lực trong nhà trường (thi cử, học tập…) và stress trong các mối quan hệ bạn bè, tình yêu... Trong đó, trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bạn bè.
Vì vậy, cha mẹ cần chú ý và quan tâm đến bạn bè của con để giúp con tránh chịu ảnh hưởng xấu, bị lôi kéo sử dụng chất M* t*y. Gần gũi, làm bạn với con, giúp con có sự cân bằng hợp lý giữa học tập, nghỉ ngơi thư giãn và thể thao là cách các bậc phụ huynh nên làm để giúp con có lối sống lành mạnh, phòng ngừa nguy cơ sử dụng chất M* t*y.
Chủ đề liên quan:
ảo thị cần sa cảnh giác hoang tưởng mất nhân cách Sức khỏe trẻ vị thành niên tâm thần phân liệt tự sát