Sáng 10/8, trường hợp bệnh nhân 22 tuổi này được bác sĩ Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bạch viện Bạch Mai, chia sẻ tại hội thảo về tình trạng sử dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên.
Thảo ở vĩnh phúc, là con út trong gia đình có ba người con, được đánh giá là nhanh nhẹn, hòa đồng. học hết lớp 12, thảo đi học nghề thẩm mỹ. cách đây hơn một năm, cô bắt đầu sử dụng bóng cười và thuốc lắc trong các bữa tiệc với bạn bè, tần suất ban đầu khoảng 3-4 lần/tháng, sau đó tăng 2-3 lần/tuần. bóng cười là quả bóng được bơm khí n2o - loại khí gây hưng phấn thần kinh, tạo cảm giác muốn cười khi hít vào nên còn được gọi là khí cười.
Kể từ đó, cô gái nghe thấy những tiếng nói lạ trong đầu - là lời chửi mắng của nam lẫn nữ. Thảo hoảng loạn, đập phá đồ đạc và mắng chửi lại tiếng nói đó, được người nhà đưa vào Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
Lần nhập viện đầu tiên, bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng thuốc lắc. Sau điều trị 10 ngày, bệnh ổn định, không còn "tiếng nói lạ" trong đầu, ăn ngủ tốt hơn, Thảo ra viện điều trị ngoại trú kèm trị liệu tâm lý.
Sau ba tháng sau, cô gái lại tham gia tiệc cùng bạn, tiếp tục sử dụng cần sa, ketamine, hút bóng cười. Tình trạng rối loạn tâm thần của Thảo nặng hơn khi liên tục cáu gắt với người thân, bỏ bê công việc, đêm ngủ ít, có lúc cười một mình, xuất hiện nhiều ảo tưởng. Nhập viện lần hai, cô được chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng đa chất (cần sa, ketamin, N2O). Sau điều trị khoảng 12 ngày, gia đình xin ra viện chữa ngoại trú.
Tuy nhiên, cô gái trẻ không tuân thủ điều trị, không tái khám theo hẹn, không tham gia trị liệu tâm lý chống tái sử dụng chất. Khoảng 2-3 tháng sau, Thảo lại tái sử dụng các chất trên, không chỉ dùng ở những bữa tiệc hay tụ tập với bạn bè, cô còn mua sử dụng tại nhà riêng. Bệnh nhân tiếp tục có các hành vi như đập phá đồ đạc trong nhà, đêm không ngủ, đi lại, đóng chặt cửa, cầm dao vì cho rằng có người "rình rập hại mình".
Hiện, sau một tháng rưỡi điều trị nội trú, Thảo hết hoang tưởng, cảm xúc và hành vi ổn định.
Một bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh:Thùy An
Cũng sử dụng cần sa và bóng cười, nam sinh 16 tuổi ở hà nội, phải điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần. ban đầu, em dùng chất gây nghiện để giải tỏa căng thẳng. tháng 6, kết quả học tập không tốt nên bị bố khiển trách nặng nề, em lén hút cần sa sau đó bị quá liều, co giật, ngộ độc, được đưa vào bệnh viện bạch mai cấp cứu.
Đây là hai ca bệnh điển hình trong rất nhiều trường hợp trẻ tuổi vị thành niên sử dụng chất gây nghiện kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, theo bác sĩ Ngọc.
Trước đây, chất gây nghiện chủ yếu là thuốc phiện sau đó thêm heroin, rượu, thuốc lá, thuốc lá điện tử. Hiện nay, chất gây nghiện phong phú hơn với sự xuất hiện của ketamine, thuốc lắc, nấm ảo giác, khí cười... Bên cạnh đó, người chơi còn có xu hướng trộn nhiều loại với nhau, tăng cảm giác kích thích khi sử dụng. Cách đây hai năm, Việt Nam nổi lên nước xoài - một dạng ma túy được đóng bao bì đẹp, giá hai triệu đồng một gói. Tuy nhiên, hiện nước ta chưa có thống kê số liệu đầy đủ về tình trạng trẻ nghiện chất.
Trong khi đó, trên thế giới, công trình của Viện Nghiên cứu Xã hội của Đại học Michigan cho thấy từ năm 2017 đến năm 2019, tỷ lệ thanh thiếu niên Mỹ (độ tuổi lớp 8, 10, 12) hút thuốc trong 12 tháng qua tăng gần gấp đôi. 8% học sinh lớp 8, 19% học sinh lớp 10 và 22% học sinh lớp 12 sử dụng cần sa. Mỗi năm, tại Mỹ có 15 trường hợp chết vì bóng cười; còn tại Anh, từ năm 2006 đến 2012 có 17 ca thiệt mạng.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến trẻ nghiện chất có yếu tố môi trường như tương tác xã hội, stress, gia đình và về sinh lý như gene, giới tính. "Khi lạm dụng chất gây nghiện sẽ làm biến đổi chất dẫn truyền tế bào não, dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất ngủ, rối loạn tình dục, rối loạn hành vi...", bác sĩ Ngọc nói.
Tiến sĩ Lê Thu Hà, Viện Sức khỏe Tâm thần, nhấn mạnh sử dụng chất gây nghiện ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ xã hội và cơ thể. Theo đó, về quan hệ xã hội, người bệnh bị người xung quanh xa lánh, từ đó làm gia tăng cô đơn, lo âu, trầm cảm... và sẽ càng dùng chất nhiều hơn.
Tiến sĩ Hà cảnh báo cần xác định việc trẻ vị thành niên sử dụng chất và giải quyết càng sớm càng tốt. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình này. Theo đó, khi phát hiện trẻ sử dụng chất gây nghiện, bố mẹ cần tỏ rõ quan điểm, đồng hành để thay đổi hành vi của con. Trẻ sử dụng chất gây nghiện chủ yếu do stress hoặc muốn thể hiện bản thân.
"Vì vậy, gia đình cần theo dõi, giải quyết những vấn đề của trẻ, để con từ bỏ và không tái sử dụng chất gây nghiện", bác sĩ nói.
Tên nhân vật đã thay đổi