Khoa học hôm nay

Trái Đất suýt bị thiên thạch tấn công: NASA lộ 2 lỗ hổng cực lớn, sinh mạng nghìn người có thể bị đe dọa

Nếu phát nổ, thiên thạch này có sức mạnh tương đương vài chục nghìn tấn TNT.

Theo các nhà quan sát tiểu hành tinh tại Đài quan sát thiên văn Sormano (Ý), một thiên thạch kích thước bằng chiếc xe hơi vừa áp sát Trái Đất ở khoảng cách cực kỳ nguy hiểm: Chỉ 2.950 km.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quan sát thiên văn học, giới nghiên cứu ghi nhận khoảng cách siêu gần này của một thiên thạch với hành tinh của chúng ta. Họ đặt tên nó cho thiên thạch này là 2020 QG (tên ban đầu là ZTF0DxQ).

Dù chỉ bay sượt qua Nam Bán cầu vớiBusiness Insider.

Thay vào đó, Đài quan sát Palomar ở California (Mỹ) lần đầu tiên phát hiện ra tảng đá không gian khoảng 6 giờ sau khi nó bay qua Trái Đất.

Paul Chodas xác nhận tính chất phá kỷ lục của sự kiện này: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận khoảng cách gần nhất của một vật thể không gian sượt qua Trái Đất. Bất ngờ hơn nữa, không một nhà quan sát thiên văn hay hệ thống kính thiên văn nào thấy 2020 QG từ xa và dự báo đường đi của nó như trước đây".

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) lâu nay vốn thành lập Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái Đất để giảm thiểu mức độ rủi ro cho Trái Đất trước các vật thể không gian lạ. Thậm chí, nhiều thiên thạch, tiểu hành tinh không vượt qua nổi tầm quan sát của bất kỳ kính viễn vọng nào; Các nhà khoa học còn đánh giá được một số tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy hiểm rình rập Trái Đất trong những năm gần đây.

"Nếu sai sót lọt qua lỗ hổng trong hệ thống giám sát NEO của chúng tôi, thiên thạch/tiểu hành tinh có thể giết ch*t hàng chục nghìn người" - Paul Chodas nói.

2020 QG PHÁT NỔ SẼ THẾ NÀO?

Thiên thạch bay sượt qua Trái Đất này ban đầu được gọi là ZTF0DxQ nhưng hiện nay được các nhà thiên văn học chính thức gọi là 2020 QG.

"2020 QG đã đi qua khoảng 1/4 đường kính Trái Đất với tốc độ khủng khiếp gần 13 km/giây! Những quan sát ban đầu cho thấy, thiên thạch cỡ xe hơi này đã bay qua Nam Bán cầu lúc 4 giờ sáng theo Giờ Quốc tế ngày 16/8 vừa qua. Cụ thể, 2020 QG bay qua Nam Đại Dương gần Nam Cực." - Tony Dunn, tác giả của website Orbitsimulator.com nói với Business Insider.

Trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) đã tính toán một quỹ đạo hơi khác của 2020 QG (xem hình):

Quỹ đạo của 2020 QG. Mũi tên màu vàng hiển thị hướng của Mặt Trời; màu xanh lam cho biết hướng của Trái Đất và đường thẳng xanh lá cây hiển thị vị trí/quỹ đạo của tiểu hành tinh sau mỗi 30 phút. Nguồn: Trung tâm Tiểu hành tinh / Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU)

Các quan sát bằng kính thiên văn cho thấy vật thể 2020 QG này rộng từ 2 mét đến 5,5 mét. Một thiên thạch kích cỡ như vậy sẽ nổ tung trong bầu khí quyển, tạo ra một quả cầu lửa rực rỡ và giải phóng một vụ nổ không khí tương đương với việc kích nổ vài chục kiloton TNT.

Sức mạnh của 2020 QG giống như một trong 2 quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nhật Bản vào năm 1945. Và khả năng không gây nguy hiểm cho con người bên dưới.

Tuy nhiên, điều này không làm cho việc khám phá tiểu hành tinh/thiên thạch có tính chất chủ quan vì không cần phải cần đến 1 tảng đá không gian khổng lồ để gây ra một thảm họa cho con người.

Lấy ví dụ, một tiểu hành tinh rộng 20 mét đã phát nổ mà không có cảnh báo trước ở Chelyabinsk, Nga vào tháng 2/2013. Va chạm với bầu khí quyển, tiểu hành tinh này đã gây ra một vụ nổ tương đương 500 kiloton TNT - bằng 30 quả bom hạt nhân ở Hiroshima.

Vụ nổ xảy ra ở độ cao 20km và gây ra những trận sóng xung kích khiến toàn bộ cửa sổ của 6 thành phố của Nga vỡ tan tành, khiến khoảng 1.500 người bị thương.

2 LỖ HỔNG CỦA NASA

Đó là lý do NASA đang tích cực rà quét bầu trời để tìm các mối đe dọa như vậy sau khi Quốc hội Mỹ yêu cầu họ làm từ năm 2005.

Tuy nhiên, cơ quan có 2 lỗ hổng chưa được vá:

Thứ nhất, NASA được giao nhiệm vụ chỉ phát hiện 90% các tảng đá không gian "sát thủ thành phố" có đường kính lớn hơn khoảng 140 mét.

    Ổ bão dữ dội bậc nhất hành tinh xuất hiện dự báo đáng sợ cuối năm 2020: Đó là gì?

  • 'Chương trình thế kỷ' của ông Trump đang gặp nguy hiểm: Covid-19 bào mòn Mỹ từng chút một?

  • Cực Bắc Trái Đất đối mặt thảm họa khổng lồ: Hậu quả lan rộng khắp hành tinh

Vào tháng 5 năm 2019, NASA cho biết họ đã tìm thấy ít hơn một nửa trong số 25.000 vật thể ước tính có kích thước đó hoặc lớn hơn. Và tất nhiên, điều đó không tính đến những tảng đá nhỏ hơn như Chelyabinsk. Đó là lý do thiên thạch cỡ 2020 QG khó phát hiện.

Thứ hai, "Chúng ta không thể làm gì nhiều khi phát hiện các tiểu hành tinh/thiên thạch đến từ hướng Mặt Trời, vì các tiểu hành tinh/thiên thạch chỉ được phát hiện bằng kính thiên văn quang học (như ZTF) và chúng tôi chỉ có thể tìm kiếm chúng trên bầu trời đêm" - Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất của NASA nói

NASA có kế hoạch giải quyết những lỗ hổng này trong chương trình săn tìm tiểu hành tinh của mình. Cơ quan này đang trong giai đoạn đầu phát triển một kính viễn vọng không gian có thể phát hiện các tiểu hành tinh kích thước nhỏ hơn và sao chổi đến từ hướng Mặt Trời.

Ngân sách năm 2020 của NASA đã phân bổ gần 36 triệu đô la Mỹ cho kính viễn vọng đó, được gọi là Sứ mệnh Giám sát Vật thể Gần Trái Đất (Near-Earth Object Surveillance Mission). Nếu tiếp tục được tài trợ, sứ mệnh có thể ra mắt sớm nhất vào năm 2025.

Bài viết sử dụng nguồn: SA, BI

* Đọc bài cùng .

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/trai-dat-suyt-bi-thien-thach-tan-cong-nasa-lo-2-lo-hong-cuc-lon-sinh-mang-nghin-nguoi-co-the-bi-de-doa-20200819083445778.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY