Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Trẻ em có bị sỏi tiết niệu?

Con tôi năm nay 5 tuổi, cháu thường kêu đau khi đi tiểu, nước tiểu đục. Cháu cũng hay bị đau bụng.

Nguyễn Hải Hà(Lạng Sơn)

Nhiều người quan niệm chỉ có người lớn mới mắc sỏi tiết niệu vì bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 35-60. Nhưng trên thực tế, trẻ em cũng mắc căn bệnh này. Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi tiết niệu ở trẻ, thông thường là do các bệnh gây rối loạn chuyển hóa như: rối loạn enzym, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria),...

Ngày nay, do trẻ em ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều muối, ít uống nước, ít vận động là những nguyên nhân làm hình thành nhanh sỏi thận ở trẻ em, nhất là những trẻ có sẵn các bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, các trẻ thường bị nhiễm trùng đường tiểu, có bất thường những chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu (hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, hẹp khúc nối bàng quang - niệu quản) hay những bệnh lý gây cản trở sự tống xuất nước tiểu như bàng quang... cũng là điều kiện thuận lợi để tạo sỏi.

Triệu chứng thường gặp của sỏi thận là đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, nhiều trường hợp buồn nôn và người nhợt nhạt, ra nhiều mồ hôi. đối với những trẻ có tiền sử gia đình mắc sỏi tiết niệu thì biểu hiện này rõ ràng hơn. đa số trẻ mắc bệnh thường dễ bị kích thích, quấy khóc, nhất là mỗi lần đi tiểu khiến cho trẻ khóc nhiều, khó chịu nên trẻ không hiếu động, hạn chế đi lại hoặc nằm yên tại chỗ. điều lưu ý, đối với trẻ bị sỏi thận thường đau bụng, đi tiểu ra máu chiếm khoảng 33-99%. vì vậy, nếu nghi ngờ cháu bị bệnh, chị cần đưa ngay cháu tới bệnh viện có chuyên khoa nhi để được khám và bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị cụ thể.

BS. Nguyễn Hòa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tre-em-co-bi-soi-tiet-nieu-n137778.html)

Chủ đề liên quan:

sỏi tiết niệu

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY