Khoa học hôm nay

Trí tuệ Đức khiến cả thế giới ngưỡng mộ: Khi việc đồng nát cũng được giải quyết bằng máy ATM

Bạn khát khô cổ và vừa mua một chai nước để giải khát. Uống hết nước rồi bạn sẽ làm gì? Vứt chai đi ư? Đừng làm vậy nếu bạn đang ở Đức!

Tại một siêu thị nhỏ ở ngoại ô Hamburg, một người cha đang bế cậu con trai 3 tuổi lên để giúp cậu bé nhét chiếc chai rỗng vào một chiếc máy trông giống như ATM. Chiếc máy phát ra âm thanh vù vù, hút cái chai nhựa từ tay cậu bé.

Cái chai nhựa bị xoắn lại, nghiền nát với âm thanh lách tách rất vui tai.

Một cậu bé tái chế chai nhựa trong siêu thị Leichlingen, Đức

"Trúng thưởng rồi!" - cậu bé hét lên vui sướng khi chiếc máy trả lại phiếu mua hàng trị giá 25 cent.

Xếp hàng ngay sau là một người đàn ông cầm trên tay chiếc túi đầy lon và chai nhựa. "Tôi cảm thấy như mình đã bị lừa" - Şükrü Çal đùa - "Họ đã tìm ra cách để bắt chúng tôi tự đi tái chế mọi thứ."

Không hổ danh nhà vô địch tái chế thế giới, chính phủ Đức đã nghĩ ra một cách hay ho để khuyến khích dân chúng tái chế đồ nhựa, đó là "cho tiền khi người dân đi tái chế".

Một thiết bị cực kì thú vị, trông như một chiếc ATM nhưng lại có chức năng thu gom rác thải tái chế, chiếc đầu tiên đã ra đời từ năm 2003. Chiếc máy này có tên là Pfand (Máy đặt cọc).

Cách Pfand hoạt động:

- Khi bạn đưa một lon, chai nhựa đã qua sử dụng vào máy, bạn sẽ nhận lại phiếu mua hàng giá trị từ 8 đến 25 cent.

- Đây thực chất là khoản hoàn trả số tiền bạn đặt cọc khi mua sản phẩm

.- Bạn đưa phiếu mua hàng này tới quầy siêu thị, thu ngân sẽ trừ tiền vào hóa đơn mua hàng hoặc đổi lấy tiền mặt cho bạn.

Máy sẽ trả lại tiền đặt cọc nếu trên thân chai tái chế có logo Pfand. Nếu chai không có logo hoặc có nhãn Pfandfrei (đặt cọc miễn phí), chai vẫn sẽ được nhận tái chế nhưng không trả tiền.

Chai dùng một lần như chai nhựa sẽ có khoản đặt cọc cao hơn, khoảng 25 cent (tương đương 6.000đ). Chai hoặc lon có thể tái sử dụng như chai thủy tinh thì dao động từ 8-15 cent. Ở một vài siêu thị, bạn còn có thể ủng hộ khoản tiền tái chế này vào các quỹ từ thiện.

Logo Pfand trên các chai lọ ở Đức

Ý tưởng này một mặt khuyến khích người dân Đức tái chế các chai nhựa, hạn chế xả rác ra đường phố. Mặt khác, những chiếc chai nhựa có giá thành đắt đỏ cũng khiến sản phẩm nhựa dùng một lần trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng.

Những chiếc máy Pfand được đặt trong hầu hết tất cả cái siêu thị tại Đức với nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau. Và từ khi có sự xuất hiện của chúng, tỉ lệ chai được tái chế đạt hơn 90%.

Máy Pfand trong một siêu thị tại Đức

Ở các thành phố lớn, hàng trăm người vô gia cư hoặc những người có điều kiện sống khó khăn sẽ đi gom những chai nhựa trên đường phố để kiếm tiền từ máy Pfand. Một vài thành phố còn thiết kế thùng rác với các kệ đặc biệt để những người này tìm kiếm chai lọ dễ dàng hơn.

    Nghiên cứu tiết lộ sự thật đáng sợ về cách giới siêu giàu gây hại cho Trái đất

  • 'Đại hồng thủy' khốc liệt nhất lịch sử Trung Quốc khiến hàng triệu người thiệt mạng

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Khác với những thói quen tích cực chiếc máy mang đến cho người tiêu dùng, Pfand cũng đã bộc lộ những khuyết điểm với các nhà sản xuất.

Từ khi có sự xuất hiện của chiếc máy, các nhà sản xuất nước giải khát có vẻ "lười hơn" và không còn mặn mà với việc tìm kiếm chất liệu bao bì thân thiện với mỗi trường nữa. Họ vẫn tiếp tục sản xuất đồ uống đựng trong những chai nhựa vì những chai đó sẽ sớm quay lại với quy trình tái chế.

Quy trình tái chế sau thu gom vẫn tốn kém, chưa đạt hiệu quả tối đa

Các chuyên gia cho rằng hình thức tái chế này thực sự đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, về lâu dài, các nhà sản xuất cần tập trung đồng thời vào chuyển đổi nguyên liệu sản xuất "xanh" thay vì ỷ lại vào hệ thống tái chế.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/tri-tue-duc-khien-ca-the-gioi-nguong-mo-khi-viec-dong-nat-cung-duoc-giai-quyet-bang-may-atm-20200723121250127.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY