(hnmct) - theo đánh giá hằng năm từ các trạm quan trắc không khí, từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tại thành phố hà nội các chỉ số chất lượng không khí, trong đó có chỉ số bụi mịn pm2.5 có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. để cải thiện chất lượng không khí, sở tài nguyên và môi trường hà nội tham mưu cho thành phố triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng không khí. bà đào thị anh điệp - quyền chi cục trưởng chi cục bảo vệ môi trường hà nội đã có cuộc trao đổi xung quanh nội dung này.
- theo bà, tại sao chất lượng không khí ở thành phố hà nội thường xảy ra các đợt ô nhiễm vào thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau?
- Như đã biết, khí hậu Hà Nội thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh của cơ chế gió mùa và có độ ẩm cao hầu như quanh năm. Vào mùa đông, khí hậu Hà Nội chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có nền nhiệt độ thấp, thường xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, gây bất lợi cho sự phát tán chất ô nhiễm trong không khí. Trong đó, từ tháng 10 đến tháng 12, khối không khí từ áp cao lục địa tràn xuống là chủ đạo, có nhiệt độ và độ ẩm tương đối thấp. Từ tháng 1 đến tháng 3, áp cao dịch chuyển dần về phía Đông, khối không khí phải đi qua Biển Đông sau đó mới tràn vào đất liền gây ra sương mù, mưa phùn, độ ẩm cao nên các chất ô nhiễm trong không khí không khuếch tán lên cao được.
Hơn thế nữa, Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tập trung đông dân cư và đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy các hoạt động đô thị hóa cao không tránh khỏi việc phát sinh bụi, gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
- Bà có thể nói rõ hơn về những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội trong giai đoạn này?
- Hiện nay, thành phố Hà Nội xác định được 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nhóm nguyên nhân chủ quan do con người gây ra là từ khí thải của các phương tiện cơ giới tham gia giao thông; hoạt động xây dựng, cải tạo, sửa chữa đường giao thông do chưa nghiêm túc thực hiện việc che chắn bụi; khí thải phát sinh từ cơ sở sản xuất công nghiệp có đốt nhiên liệu hóa thạch; hoạt động đốt rơm rạ ngoài trời, chất thải không đúng quy định tại một số địa phương. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan như: Bụi mịn, chất ô nhiễm từ bên ngoài di chuyển vào thành phố Hà Nội; do hiện tượng nghịch nhiệt gây ra…
- Vậy trong những ngày ô nhiễm không khí tăng cao, bà có cảnh báo gì cho người dân?
- hiện nay, thành phố hà nội đã lắp đặt hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí tương đối đồng bộ và công khai thông tin trên website moitruongthudo.vn, người dân có thể theo dõi chỉ số chất lượng không khí xem lúc nào ảnh hưởng đến sức khỏe để chủ động biện pháp phòng tránh. cụ thể, khi chỉ số chất lượng không khí từ màu cam, đỏ, tím (mức kém, xấu, rất xấu) thì những người nhạy cảm về sức khỏe như trẻ em, người già không nên ra đường, đặc biệt vào buổi sáng. kể cả người bình thường khi ra đường trong thời gian này cần đeo khẩu trang đạt chuẩn để chống bụi mịn, bảo vệ sức khỏe của mình.
- trước tình trạng ô nhiễm như vậy, sở tài nguyên và môi trường đã tham mưu cho thành phố hà nội triển khai những giải pháp gì để cải thiện chất lượng không khí, thưa bà?
- để tăng cường cải thiện chất lượng không khí, thành phố hà nội đã ban hành một số văn bản hướng dẫn và yêu cầu các sở, ban, ngành cùng các đơn vị liên quan phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng không khí. tiêu biểu, chỉ thị số 19/ct-ubnd ngày 25-12-2019 của ubnd thành phố về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí (aqi) trên địa bàn thành phố hà nội. văn bản số 742/ubnd-đt ngày 15-3-2021 về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải… đồng thời, sở tài nguyên và môi trường đang đẩy nhanh đầu tư lắp đặt bổ sung hệ thống trạm quan trắc không khí để cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời về chỉ số môi trường không khí và đưa ra các khuyến cáo để người dân dự phòng, có biện pháp bảo vệ sức khỏe theo mức độ ô nhiễm.
Trong những ngày thời tiết hanh khô, lặng gió, thành phố sẽ chỉ đạo các công ty môi trường tăng cường phun nước rửa đường nhiều lần trên các trục, tuyến đường giao thông chính trong nội thành để hạn chế bụi phát tán; thu gom triệt để rác, bụi bẩn trên đường... Thành phố cũng chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công công trình xây dựng, giao thông thực hiện nghiêm biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, thành phố đang đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn châu âu đối với các phương tiện giao thông; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân. đặc biệt, từ ngày 12-11-2021, thành phố hà nội đã phối hợp với hiệp hội các nhà sản xuất xe máy việt nam triển khai chương trình thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố hà nội. chương trình được triển khai đến tháng 6-2022, với các hoạt động chính là đo kiểm khí thải miễn phí cho 5.000 xe mô tô, xe gắn máy của các hãng: honda, yamaha, suzuki, piaggio, sym. với xe máy đăng ký lần đầu trước năm 2002, người dân có nhu cầu chuyển đổi sang xe máy mới sẽ nhận được mức hỗ trợ tối đa lên đến 4 triệu đồng. sau khi kết thúc chương trình, thành phố sẽ đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của phát thải từ xe máy đến chất lượng không khí để đề xuất các giải pháp, xây dựng chính sách về giao thông và bảo vệ môi trường bền vững trên địa bàn thành phố hà nội…
Thành phố yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện rà soát, đánh giá lại công tác quy hoạch tại các đô thị bảo đảm tính hợp lý, chú trọng quy hoạch cây xanh, mặt nước; trồng nhiều cây xanh trong khu đô thị, nơi công cộng để tạo thành các vành đai xanh, khu phố xanh, thành phố xanh...
Tôi tin rằng khi triển khai đồng bộ các giải pháp trên, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn Thủ đô trong thời gian tới sẽ được cải thiện.
- Trân trọng cảm ơn bà!