Kỷ niệm 45 năm ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức mang chủ đề “Thống nhất non sông”. Triển lãm diễn ra tại số 2 Ter Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với nhiều phương thức tiếp cận trực quan, đánh dấu tính kế thừa thế hệ và thúc đẩy lan toả giá trị lịch sử.
Triển lãm "Thống nhất non sông" với trên 200 đơn vị tài liệu, bao gồm gần 450 trang văn bản, bản đồ, hình ảnh gắn liền những mốc quan trọng của đất nước giai đoạn 1973-1976 sẽ được giới thiệu đến công chúng bằng cả 2 hình thức:
Thông qua đó, giới thiệu một điểm đến nghiên cứu, không giới hạn cho người dân cả trong và ngoài nước, nơi cung cấp tư liệu tham khảo dành cho mọi đối tượng quan tâm đến di sản văn hóa lịch sử của Việt Nam. Bằng 2 cách thức kết hợp, Triển lãm tạo thêm một bước tiến, góp phần mở rộng khả năng tiếp cận những thời khắc lịch sử của dân tộc năm 1975.
Triển lãm ứng dụng công nghệ thực tế ảo 360 VR giúp mô phỏng không gian thật với kiến trúc giả lập tương đồng với thực tế. Các tài liệu, ấn phẩm trưng bày trong không gian ảo được scan với độ chính xác cao để người xem có thể theo dõi sâu thông tin bằng cách thao tác trực tiếp qua các thiết bị công nghệ thông minh.
Trung tâm lưu trữ quốc gia II cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành lưu trữ áp dụng công nghệ thực tế ảo vào tổ chức trưng bày triển lãm những tài liệu, tư liệu có giá trị giai đoạn lịch sử hướng tới 30.4.1975.
Nhiều đơn vị truyền thông tham gia triển lãm sáng nay đều hào hứng với mô hình này, nhất là khi việc giãn cách xã hội phòng dịch COVID-19 khiến nhiều người không thể tới tham quan trực tiếp. Với triển lãm "Thống nhất non sông", người xem có thể thưởng lãm online tại website của Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II. Qua đó, giúp những tác phẩm lịch sử trong bảo tàng, di tích trở nên gần gũi hơn với công chúng.
Anh Ngô Trường Duy, phụ trách mỹ thuật của dự án cho biết: "Một số ý kiến cho rằng khi triển lãm thực tế ảo hình thành sẽ giới hạn người đến với triển lãm thật. Tuy nhiên, từ khi Duyên dáng Việt Nam phát triển những triển lãm thực tế ảo đã thấy rằng xu hướng hiện nay, giới trẻ tìm hiểu nội dung và hình thức của một địa điểm thưởng lãm, giải trí thông qua các trang mạng và tham khảo đánh giá của những người từng trải nghiệm trước khi tiếp cận thực tế. Áp dụng công nghệ vào trưng bày triển lãm là xu hướng tất yếu của thế giới để tạo cầu nối, và đưa những giá trị được kế thừa lan toả đến nhiều đối tượng hơn, từ đó kích thích nhu cầu tìm tới trải nghiệm trực tiếp".
Triển lãm thực tế ảo "Thống nhất non sông" được giới thiệu trên http://www.nac2.gov.vn/ và triển lãm Trịnh Công Sơn là hai triển lãm đầu tiên sử dụng công nghệ thực tế ảo ở Việt Nam với hai thể loại triển lãm mỹ thuật và triển lãm văn hóa lịch sử. Chị Trần Ngọc Nguyệt Quế, Giám đốc điều hành Duyên dáng Việt Nam, đơn vị thực hiện 2 dự án chia sẻ mong muốn Công nghệ thực tế ảo 360 VR và một số giải pháp khác trong tương lai của Duyên Dáng Việt Nam sẽ tạo ra những phương tiện giúp phát huy những cách tiếp cận khác nhau. Từ đó, đưa được nhiều giá trị lịch sử văn hóa Việt Nam đến công chúng, kết nối người làm nghệ thuật văn hóa đến cộng đồng.
Và Duyên dáng Việt Nam sẽ là cầu nối sẵn sàng tiếp nhận những dự án văn hóa nghệ thuật, thực hiện triển lãm "ảo" để góp phần lan toả xa hơn và nâng cao giá trị đích thực của văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
Chủ đề liên quan:
chủ đề công nghệ công nghệ thực tế ảo lịch sử ng nghệ thực tế thực tế ảo triển lãm