Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Trời nồm ẩm, đề phòng bệnh nấm da

Bệnh nấm da có thể lây nhiễm từ người sang người hay từ vật sang người do điều kiện môi trường sống không sạch sẽ, nhất là khi thời tiết nồm ẩm như hiện nay ở miền Bắc là điều kiện thuận lợi để vi nấm 'tấn công' chúng ta.

Những ngày qua, miền Bắc luôn trong trạng thái thời tiết nồm ẩm, nền nhà ẩm ướt, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gia đình mà còn là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều loại bệnh cho con người. Trong đó, việc vệ sinh không sạch sẽ dễ dẫn đến bị nấm da ở những khu vực hay ra mồ hôi như kẽ tay, chân, nách, V*ng k*n…

Theo ts nguyễn lan anh - khoa da liễu - bệnh viện trung ương quân đội 108, tỷ lệ mắc bệnh nấm ngoài da chiếm khoảng 27,3%, căn nguyên gây bệnh thường gặp ở 3 chủng: epidermophyton, trichophyton và microsporum. các chủng nấm này phát triển thuận lợi ở môi trường nóng ẩm, có nhiều chất dinh dưỡng và trong cơ thể suy giảm miễn dịch (dùng kháng sinh kéo dài, dùng các Thu*c ức chế miễn dịch…).

Các bệnh nấm da thường khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát và gây khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống (Ảnh minh họa)

1. Dấu hiệu nấm da

Nấm xâm nhập vào người theo 3 con đường, từ người sang người, từ động vật sang người và từ đất sang người (hoặc sang động vật). Nó có khả năng sản xuất ra men keratinase cho phép xâm nhập vào lớp sừng.

Nấm thường gây bệnh ở những nơi có chất sừng (keratin) như da, lông, tóc, móng. các bệnh nấm thường gặp là: nấm tóc, râu cằm, nấm thân mình (hắc lào, nấm bẹn, nấm kẽ, lang ben…), nấm móng tay, chân…

Biểu hiện lâm sàng của nấm da là các đám tròn, đỏ, ranh giới rõ, bờ đa cung, có thể có mụn nước nhỏ ở bờ viền. Khi chà xát, gãi nhiều hoặc dùng Thu*c bôi không thích hợp (bôi acid, corticoid, pin đèn…), tổn thương có thể bị viêm trợt, chảy dịch, có khi có mủ, không còn rõ bờ viền.

2. Điều trị nấm da như thế nào?

Khi bị nấm da, bạn cần dùng Thu*c theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một số loại Thu*c như kem, Thu*c mỡ bôi da hoặc bột trị nấm đối với các trường hợp nhẹ. Một số loại Thu*c bôi chống nấm thường được sử dụng như Ketoconazole, miconazole, terbinafine, clotrimazole, dung dịch BSI, ASA. Những trường hợp điều trị Thu*c bôi không đáp ứng thì nên bổ sung Thu*c kháng nấm đường uống.

Khi được chỉ định dùng Thu*c, bạn cần nên làm đúng theo chỉ định từ bác sĩ để bệnh không tái phát. Tùy vào dạng nấm mà thời gian điều trị bệnh có thể dài khác nhau, với nấm da điều trị 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng. Vì thế, bạn không nên nản lòng hay bỏ cuộc mà hãy kiên nhẫn trong việc điều trị.

3. Làm sao phòng bệnh da liễu trong mùa nồm ẩm?

Mỗi ngày, sau khi ra đường, nhất là ở nơi có nhiều khói bụi, nơi đông người về; cần làm sạch da, rửa mặt sạch sẽ để tránh bụi tích tụ trên da. Đồng thời, ở nhà nên thay vỏ gối, vỏ chăn ga thường xuyên, đảm bảo luôn sạch sẽ. Vệ sinh nhà ở, môi trường sống, đảm bảo khô thoáng, hạn chế mở cửa nhiều thời gian trong ngày để hơi ẩm tràn vào nhà. Ngoài ra, có thể sử dụng điều hòa hoặc máy hút ẩm giúp nhà ở được khô ráo.

Bên cạnh đó, cần ăn uống đủ chất, bổ sung rau củ, trái cây để tăng sức đề kháng cơ thể, giúp da khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh. Nên uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế ăn các đồ cay nóng cũng là cách để phòng tránh các bệnh về da.

Tuyệt đối không mặc quần áo khi còn đang ẩm. Cần làm khô, sấy khô quần áo trước khi mặc, nhất là với trẻ em vì trời ẩm khiến quần áo sau giặt thường thiếu nắng, lâu khô khi mặc trên người dễ gây ngứa ngáy trên da.

Đặc biệt, theo TS Nguyễn Lan Anh, tránh mặc đồ lót quá chật hoặc mặc chung quần áo lót với người khác, các kẽ ngón tay chân thường xuyên lau khô, không để ứ đọng nước và mồ hôi, nhất là những người thường xuyên làm công việc nội trợ, chế biến thực phẩm. Quần áo của người bệnh phải được giặt nước nóng, lộn trái, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng bàn là làm nóng.

Khi bị các bệnh về da như viêm da dị ứng, mẩn ngứa… không nên tự ý mua Thu*c về điều trị mà cần có sự tư vấn của bác sĩ, vì bệnh ngoài da nếu dùng không đúng Thu*c có thể khiến bệnh nặng thêm, để lại sẹo trên da.


AloBacsi.vn

Lần cập nhật cuối: 10:23 06/03/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/troi-nom-am-de-phong-benh-nam-da-n414486.html)

Tin cùng nội dung

  • Những ngày cận tết, thời tiết trở lạnh vào ban đêm làm bạn có khả năng bị cảm lạnh, cảm cúm. Dưới đây là những thực phẩm làm kéo dài các triệu chứng ho, sổ mũi mà bạn nên tránh.
  • Độ ẩm không khí quá cao, nền nhà, tường đều chảy nước, nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển là những tác nhân khiến trẻ em đổ bệnh. Nếu trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng
  • Lựa chọn các loại nước ép rau giúp giải nhiệt mùa hè và phòng bệnh sẽ là một biện pháp hữu hiệu.
  • Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc tấn công thực phẩm làm giảm giá trị dinh dưỡng, dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc…
  • Tâm phế mạn là bệnh có sự thay đổi cấu trúc và chức năng của thất phải sau những rối loạn hay bệnh của hệ hô hấp, có nghĩa là bệnh tim nhưng nguyên nhân là do từ bệnh phổi mà bị.
  • Những vật dụng nhà bếp có thể gây hại cho người già, đặc biệt những người mắc bệnh về rối loạn nhận thức như Alzheimer hoặc mất trí nhớ.
  • Khi bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, có thể có máu, nôn mửa, nhức đầu và sốt nhẹ.
  • Thời gian gần đây tôi bị đau ở vùng quanh răng, hơi thở hôi, tăng tiết nước bọt, môi như bị trề ra.
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY