Xem bói hôm nay

Trùng tang là gì? Cách tính trùng tang, nhập mộ, thiên di và cách hoá giải trùng tang

Trùng tang là gì? Cách tính trùng tang, nhập mộ, thiên di và cách hoá giải trùng tang

Theo quan niện người phương Đông nói chung và người Việt Nam chúng ta nói riêng. Những nghi thức về phần tâm linh luôn được chú trọng. Người xưa cho rằng người ruột thịt vừa mất có ảnh hưởng tốt, xấu tới những người thân cùng huyết thống đang sống. Do vậy, họ có nhiều nghi thức tế lễ, an táng cho người mới ra đi vào cõi vĩnh hằng. Một trong những bước đầu tiên quan trọng đó là căn cứ vào tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất để tính khâm liệm, phát tang và an táng (xem về trùng tang, nhập mộ, thiên di).

1. Trùng tang là gì?

Trùng tang là một hiện tượng thống kê và có sác xuất tương đối cao trong cuộc sống hiện đại của chúng ta mà chưa có lý giải nào hợp lý về mặt khoa học. Không có nhiều tư liệu viết và nghiên cứu về hiện tương này, nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp người ch*t phạm vào Trùng tang hết sức đau thương. Như chúng ta đều biết khi ai đó mất đi, gia đình liền tiến hành tang lễ cho họ và kèm theo đó là việc nhờ thầy xem người ra đi có sạch giờ không, có bị "trùng" không. Vậy thực chất "trùng" là thế nào? Có những cái ch*t được cho là "trùng" như cả nhà lần lượt hai, ba người ch*t, khi người đầu tiên ch*t chưa hết tang thì người tiếp theo lại ch*t cho tới khi số người ch*t là đủ 3, 5 ,7 ,hay 9 người. Người ta gọi đó là trùng tang, trùng tang liên táng,...

* Trùng tang liên táng thường có các dạng như sau:

(tức là trong gia đình họ hàng sẽ có người ch*t theo ngay, tính từ lúc có người ch*t trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người tiếp theo đã ch*t. Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có ch*t trùng.).

2. Cách tính trùng tang như thế nào?

Sách Tam giáo Chính Hội viết: “Nam nhất Thập khởi Dần, thuận liên tiến, Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến, Niên hạ sinh Nguyệt, Nguyệt hạ sinh Nhật, Nhật hạ sinh Thời. Ngộ Tý – Ngọ – Mão – Dậu Thiên di. Dần – Thân – Tỵ – Hợi Trùng tang. Thìn – Tuất – Sửu – Mùi Nhập mộ cát dã”. Nếu được Tứ nhập mộ thì tránh được trùng tang.

Điểm khởi đầu và thứ tự bấm Cung của Nam và Nữ khác nhau:

* Đồng thời cứ được 1 Nhập mộ trở lên là yên tâm, vì “nhất mộ sát tam trùng” (một Nhập mộ xoá được 3 Trùng tang). Hoặc được 2 Thiên di thì cũng không lo vì “nhị thiên di sát nhất trùng” (2 Thiên di xoá được 1 Trùng tang).

Xem thêm: Tính trùng tang online

3. Cách hoá giải Trùng Tang

Từ những năm trước đây, nhiều nhà khoa học đã tìm cách tiếp cận, lý giải hiện tượng dân gian này. Các nhà vật lý ngày nay cho biết, khi còn sống GS Nguyễn Hoàng Phương (Hội Vật lý Việt Nam) đã đưa khoa học vào nghiên cứu bước đầu vén bức màn bí mật về hiện tượng này. Theo kiến giải của cố GS Nguyễn Hoàng Phương: "Vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người ch*t và tần số của trùng nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên khác nhau nhiều, nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống".

Người nhà đưa di ảnh của người quá cố lên chùa sẽ được các sư hướng dẫn cụ thể cách kiêng kỵ. Những người sống trong gia đình được giữ lá bùa trong ba năm để đề phòng tai hoạ. Chuyện ly kỳ tại chùa Hàm Long được người dân lan truyền mà chẳng biết kiểm chứng thực hư như thế nào. Họ đồn đoán rằng, mỗi buổi những nhà sư phải nấu một nồi cháo to cúng thí, nếu hôm nào quên là gà vịt của người dân quanh vùng bị ch*t hàng loạt (!!!).

Trước những chuyện này, GS Trần Lâm Biền (Cục di sản văn hoá) cho rằng: "Những chuyện như vậy, xét tính chân thật thì khó nói. Nhưng đó là tín ngưỡng dân gian, là niềm tin nên mặc nhiên người dân cứ người sau làm theo người trước và thành nếp như vậy. Và đã là tín ngưỡng thì không ai xem xét đến chuyện đúng sai, thực hư. Chỉ biết rằng, chùa Hàm Long là ngôi chùa cổ có giá trị văn hoá tâm linh được đông đảo người dân chiêm bái".

Lúc còn sinh thời Lân Giác Thượng sư chứng kiến rất nhiều những cái ch*t liên tiếp trong gia đình và dòng họ trong một thời gian ngắn, ngày nay vẫn gọi là hiện tượng “trùng tang”. Chính vì lo sợ những điều chẳng lành, ngài đã viết ra bộ kinh “Thập nguyện cứu sinh” cùng với bộ ván làm bằng gỗ khắc bùa giải giúp cho những vong hồn đã khuất được siêu thoát, tránh hiện tượng trùng tang.

c. Một số cách dân gian hay dùng

Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải, làm cho người "ra đi" không còn "khả năng" gây "ảnh hưởng" xấu đến người thân thiết đang sống.

Tìm 1 bộ bài Tổ tôm cũ (tức là đã chơi cũ rồi) bỏ mấy con Bát sách đi, số còn lại lấy rải đều ở 4 góc quan tài trong lúc đang liệm.

* Dùng bộ bài Chắn gồm 120 quân bỏ 20 quân Yêu đi, tức là bỏ bộ Nhất và bộ Nhị, chứ không bỏ Bát sách. Kèm theo là 1 cuốn lịch Tàu hoặc bộ sách Trương Thiên Sư, và bộ .

* Sau khi tính ra người mất bị phạm trùng tang thì những người thuộc tam hợp chi cùng với chi trùng tang phải tránh mặt lúc liệm xác. VD: trùng tang tại Tị, vậy tam hợp của Tị là Dậu và Sửu bị phạm. Những người thuộc tam hợp tuổi với người mất bị trùng tang phải tránh . VD: người mất tuổi Hợi thì tam hợp Mão Mùi bị phạm. Ngoài tránh mặt lúc "liệm" thì còn cần phải tránh cả lúc "nhập quan", "đóng cá" và đặc biệt là cả tránh lúc "hạ huyệt, lấp đất".

* Trước khi liệm: Dùng 6 lá Linh phù Lục tự Đại minh có kích thước 31 x 10.5 cm viết theo chiều dọc từ trên xuống dán vào thành trong của quan tài tại đầu, chân, hai bên vai, hai bên hông. Những Linh phù này có tác dụng trấn tà khí của Linh hồn. Khi chôn: Vong Nam 7, Vong Nữ 9 quả trứng vịt đã luộc chín, để trên nắp quan tài trên vùng bụng, dùng một cái niêu đất úp lên trứng, sau đó lấp đất. Cách này dùng để thu nốt những Tà khì còn sót lại. Lưu ý Linh phù được viết trên giấy vàng chữ đỏ.

* Sau khi chôn người ta lại dùng 108 cọc tre đực dóng trên mộ, 36 cọc tre hoá đóng ở nhà. Trên mộ cột thêm 1 con quạ hoặc gà mái đen.

* Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, Bát quái trận đồ trấn âm trạch để hoá giải…

* Trùng nặng thì người ta dùng con cóc màu vàng đang chửa để luyện thành thần tướng hộ vong.

* Trường hợp nặng hơn thì người ta dùng bộ gạo nếp nặn thành 12 ông thần trùng, sau khi làm phép thì dùng dao chặt đầu rồi nặn thành 1 hình nhân, dùng quan tài bằng lúc lác tẩm liệm rồi dùng 1 quả trứng vịt cắm 13 cây kim, đoạn dùng bè chuối; chọn giờ thiên giải thì thả xuôi ra sông.

Nhưng thực ra, “sống” và “ch*t” chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Vì thế, về “trùng tang” có lẽ là do tâm tưởng. Nên chuyện hoá giải trùng tang cũng là gỡ đi sự lo lắng trong tâm tưởng của con người. Các trường hợp khác cũng tương tự như vậy. Như vậy, việc xác định trùng tang là dựa trên nguyên lý của dịch với học thuyết Âm dương - Ngũ hành chứ không phải sự mê tín, tuỳ tiện.

* Trên đây là những thông tin cung cấp cho bạn đọc tham khảo.

Mạng Y Tế
Nguồn: Huyền bí (https://huyenbi.net/Trung-tang-la-gi-Cach-tinh-trung-tang-nhap-mo-thien-di-va-cach-hoa-giai-trung-tang-5194.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY