Giọng trầm ngâm, ông Biểu chia sẻ, đây là một trong những vụ án khiến ông day dứt, luôn phải “cân não” khi đưa ra đề xuất giải quyết vụ án bởi các bị can từng giữ chức vụ rất quan trọng trong ngành công an. Việc xác định sự thật của vụ án là điều vô cùng quan trọng và không hề đơn giản, đôi khi chỉ một chứng cứ rất nhỏ cũng có thể làm thay đổi nội dung của vụ án.
Theo lời kể của ông Biểu, những năm 1978 - 1979, Công an tỉnh Đồng Nai được giao nhiệm vụ mua sắm phương tiện, tổ chức cho một số ngoại kiều có nguyện vọng được hồi hương để đoàn tụ gia đình. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chủ trương nhân đạo này đã phát sinh nhiều tiêu cực gây thất thoát hàng trăm kg vàng.
Kỳ án tham nhũng gần nửa tấn vàng từng gây rúng động dư luận (ảnh minh họa)
“Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Khi ấy, Nguyễn Hữu Giộc bị truy tố với nhiều tội danh, trong đó có tội Cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án gây hậu quả nghiêm trọng; tội Tham ô tài sản XHCN (thu và chiếm đoạt gần 2.000 lượng vàng); tội Nhận hối lộ; tội Cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản XHCN. Với những bằng chứng không thể chối cãi, ngày 1/11/1984, bản án sơ thẩm đồng thời là chung thẩm số 01-HS/SCT đã tuyên phạt Nguyễn Hữu Giộc án tử hình, còn một số bị cáo khác bị tuyên phạt tù có thời hạn”, ông Biểu nhớ lại.
Sau vụ án Nguyễn Hữu Giộc một thời gian dài, hàng loạt cán bộ thuộc phòng Bảo vệ chính trị công an Đồng Nai bị khởi tố và bắt tạm giam vì đã quan hệ với các phần tử xấu tổ chức nhiều chuyến trốn đi nước ngoài để thu tiền vàng nhưng chưa bị xử lý. Ngày đó, để đảm bảo tính khách quan, trong quá trình điều tra, ban chuyên án N2 được thành lập do đồng chí Đỗ Quang Minh, Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai làm Trưởng ban. Ban chuyên án này đặt dưới sự chỉ đạo chung của Cấp ủy Đồng Nai và sự chỉ đạo nghiệp vụ của đồng chí Trần Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC. Để tăng cường lực lượng, cấp trên quyết định điều động một số cán bộ của VKSNDTC vào cuộc, ông Dương Thanh Biểu tham gia với vai trò là điều tra viên cao cấp.
Ông Dương Thanh Biểu trò chuyện với PV.
“Thời điểm thành lập ban chuyên án N2, chúng tôi phải nghiên cứu hồ sơ vụ án xét xử từ năm 1984. Giộc đã bị kết án tử thế nhưng một vấn đề lớn tồn tại sau vụ án là hơn 400 kg vàng mà Giộc có trách nhiệm bàn giao cho ngân hàng không tìm ra tung tích. Những cán bộ nào đã tham gia tẩu tán số tài sản khổng lồ trên? Dư luận cho rằng, vẫn còn một số đối tượng có hành vi phạm tội nhưng chưa được phát hiện, xử lý”, ông Biểu lật lại vụ án.
Theo nhận định của ông Biểu, Nguyễn Hữu Giộc lão luyện trong nghề nên khi phạm tội, hắn xác định một khi đã bị bắt thì chắc chắn phải đối mặt với án tử nên những lời khai bất nhất, khi đổ lỗi cho người này, lúc gieo vạ cho người kia nên việc truy tìm gần nửa tấn vàng khó như “mò kim đáy bể”.
Mặc dù đã nghỉ hưu những TS.Dương Thanh Biểu khá bận rộn với những hoạt động tư vấn phim tư liệu
“Ngày đó, tôi còn lo ngại, với những kinh nghiệm ít ỏi hơn mười năm công tác, tôi sẽ đối đầu như thế nào với những bị can nguyên là cán bộ công an kinh nghiệm đầy mình, thừa thủ thuật che giấu hành vi phạm tội”, ông Biểu trăn trở kể lại.
Cái khó ló cái khôn, vào thời điểm khó khăn thì bất ngờ nhiều người đã gửi thư tố cáo, chỉ đích danh một số cán bộ lúc đó đang công tác tại phòng Bảo vệ chính trị Công an Đồng Nai có liên quan đến vụ án. Đáng chú ý, giữa những năm 1987, 1 người phụ nữ tại tỉnh này liên tục gửi đơn tới các cơ quan Trung ương và địa phương. Người này tố cáo Phạm Tấn Hưng (tức Sáu Cương), trước đây công tác tại phòng Bảo vệ chính trị Công an Đồng Nai đã quan hệ với các phần tử xấu, tổ chức nhiều chuyến trốn đi nước ngoài để thu tiền, vàng.
Người đứng đơn tố cáo Sáu Cương không ai khác chính là Bửu Phượng, vợ bé của hắn. Người này tố rằng Sáu Cương là một trong những tay chân đắc lực của cựu Giám đốc Công an tỉnh, đã thu rất nhiều tiền vàng bất chính nhờ hoạt động đưa người vượt biên. Đơn tố cáo còn chỉ đích xác địa điểm cất giữ hàng nghìn cây vàng của Sáu Cương.
Nhiều vụ án đình đám một thời được TS.Dương Thanh Biểu viết trong cuốn sách Theo dòng công lý
Từ nguồn tin đó, CQĐT tiến hành xác minh, bước đầu kết luận việc tố cáo là có căn cứ nên đã khởi tố vụ án, bị can và bắt giam Sáu Cương. Trong thời gian bị giam, nghi phạm đã khai ra nhiều hành vi phạm tội của mình và những người khác đang công tác ở ngành công an. Từng nút thắt hậu vụ án Nguyễn Hữu Giộc được làm sáng tỏ. Kết quả khiến người trong cuộc choáng váng khi có gần 20 cán bộ Công an Đồng Nai liên quan đến vụ án được điểm mặt, chỉ tên.
Điều ông Biểu tâm tư nhất trong vụ án này chính là sự tha hóa biến chất của một bộ phận cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực thực thi pháp luật. Dù đã cử các cán bộ ngành kiểm sát vào cuộc, nhưng trong quá trình điều tra vụ án vẫn có hiện tượng lộ bí mật điều tra rất nghiêm trọng. Bản tường trình của Sáu Cương cho biết, khi hỏi cung, có cán bộ điều tra gặp gỡ, mớm cung cho các bị can, tạo điều kiện cho thông cung với nhau nhằm che giấu, giảm nhẹ trách nhiệm. Tình hình lộ kế hoạch điều tra trong ban chuyên án gây áp lực rất lớn lên các cán bộ điều tra như ông Biểu.
TS.Dương Thanh Biểu và những âm hưởng tình người trong phá án: Bài 1: Ăn cháo đá bát, “nữ quái” dụng kế chiếm nhà, đẩy chủ vào lao lý
Khi được giao nghiên cứu lại hồ sơ, ông Dương Thanh Biểu đã cùng vụ Kiểm sát điều tra án trị an an ninh (vụ 2B) thụ lý 1 vụ án oan đình đám Hà Nội. Đây là vụ án...
NguồnNgười đưa tin Pháp luật
Link bàigốc
Copy link
Chủ đề liên quan: