Cây thuốc quanh ta hôm nay

Tự hào sâm Ngọc Linh Việt Nam

Không phải ai cũng biết, hiện nay nước ta cũng đang sở hữu một giống Sâm quý hiếm, được xếp vào Top 5 loại sâm có giá trị bậc nhất thế giới, trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đó là Sâm Ngọc Linh, sâm của người Việt.

1. Lịch sử phát hiện loài sâm quý.

sâm ngọc linh có tên khoa học là: Panax vietnamnensis, thuộc chi Panax L, họ Nhân Sâm, Araliaceae, là loại cây thảo, sống nhiều năm, có thể cao đến 1m mốt, thường mọc thành từng đám dưới tán rừng. Thuở ban đầu, nó vốn chỉ được xem như một loại củ dại, hay cây Thu*c giấu, mà chỉ có các Già làng của đồng bào dân tộc Xê Đăng biết sử dụng, để chữa trị cho những người bị bệnh nặng, hoặc làm Thu*c tăng sức lực, chống mệt mỏi khi đi rừng dài ngày.

Đến năm 1973, Đoàn điều tra Dược liệu Ban dân y Khu 5, do Dược sĩ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang hướng dẫn, đã phát hiện một loài Panax, mọc thành quần thể tại vùng núi Ngọc Linh, ở độ cao 1500 đến 2000m, thuộc địa phận hai tỉnh Kon Tum, tỉnh Quảng Nam. Nhóm nghiên cứu dựa vào hình dáng thân rễ, và đặt tên chúng là Sâm Đốt Trúc, Panax articulatus.

Bắt đầu từ năm 1974, loài Sâm này được gọi với tên khác là: sâm K5, để đánh dấu bước đầu phát hiện lịch sử tại vùng liên khu 5. Sau này, Hà Thị Dụng cùng nhà khoa học Liên Xô AG Ruski, căn cứ vào tài liệu đầy đủ, mới xác định chính xác, đây là một loài sâm mới của thế giới, lần đầu tiên gặp ở Việt Nam, và đã đặt lại tên là: sâm Việt Nam, Panax vietnamnensis Ha et Grushv. Tuy nhiên, tên gọi sâm ngọc linh vẫn có nhiều ý nghĩa cụ thể hơn. Tính đến thời điểm đó, sâm ngọc linh trở thành loài sâm thứ 20, được phát hiện trên thế giới.

2. Tại sao sâm ngọc linh được xếp vào loại sâm tốt nhât thế giới?

Có hai lý do để sâm ngọc linh trở thành một trong những loại dược liệu thượng đẳng của thế giới.

Thứ nhất: Thành phần saponin vượt trội, hơn hẳn các loại sâm khác.

Để đánh giá về giá trị và chất lượng của nhân sâm, người ta thường dựa vào hàm lượng và thành phần Saponin chứa trong nó. Có nghĩa là, giá trị và chất lượng của một loại sâm, sẽ tỷ lệ thuận với hàm lượng và thành phần Saponin mà nó có. Đối với sâm ngọc linh, hàm lượng Saponin được coi là cao nhất, cao hơn cả sâm Hàn Quốc và sâm Mỹ về cả hai chỉ tiêu trên. Hơn 50 luận án Tiến sĩ đã chứng minh điều đó.

Dựa vào các phương pháp nghiên cứu cấu trúc hiện đại, đặc biệt là phổ cộng hưởng từ hạt nhân, khối phổ, các nhà khoa học đã xác định được, phần dưới mặt đất, thân và rễ củ của sâm ngọc linh, chứa đến 52 loại saponin, trong đó có 26 hợp chất có cấu trúc hóa học, thường thấy trong sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Hàn Quốc, và 26 hợp chất có cấu trúc hoàn toàn mới, chưa từng công bố trong các loại sâm khác. Đặc biệt, sâm ngọc linh chứa một hàm lượng rất cao các saponin, nhóm dammaran, có cấu tạo ocotillol, là Majonosid, R1 và R2, trong đó là M, R2, chiếm tới hơn 50% hàm lượng saponin toàn phần, cao gấp 42 lần hàm lượng của hợp chất này trong sâm Nhật Bản. Sự hiện diện của 26 dammarange saponin mới, và hợp chất majonoside R2, với hàm lượng cao, đã góp phần hình thành một số tác dụng dược lý mới, đặc hiệu của sâm ngọc linh. Các bộ phận trên mặt đất như: lá và thân sâm ngọc linh, cũng chứa 19 loại Saponin, nhóm Damaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới.

Ngoài thành phần chính là Saponin, sâm ngọc linh còn chứa 17 loại acid amin, 20 loại vi khoáng chất, tinh dầu 0,1% và 17 loại acid béo, với 0,53%, trong đó, quan trọng nhất là acid linolenic và linoleic, là những hợp chất có tác dụng chống lão hóa tế bào.

Thứ hai: Có tác dụng dược lý đặc hiệu, ngoài tác dụng của họ Nhân sâm nói chung.

Tác dụng của sâm ngọc linh, được tập trung nghiên cứu sâu từ những năm 1978, trên cả thực nghiệm và lâm sàng. Kết quả cho thấy, ngoài những tác dụng tiêu biểu của họ Nhân sâm, sâm ngọc linh còn có thêm những tác dụng dược lý đặc hiệu riêng như: giải lo âu, chống trầm cảm, chống ô xy hóa, kháng khuẩn, vân vân. Dưới đây là tóm tắt kết quả nghiên cứu, về tác dụng và cơ chế tác dụng của sâm ngọc linh:

1. Những kết quả nghiên cứu về tác dụng dược lý thực nghiệm.

Tác dụng 1: Tác dụng kích thích thần kinh Trung Ương: Tùy theo liều sử dụng, ở liều 10 đến 100mg/kg, sâm ngọc linh có tác dụng kích thích hệ thần kinh Trung Ương, điều hòa hoạt động của não bộ, khi bị gây rối loạn phản xạ, làm gia tăng tính vận động tự nhiên, trong khi ở liều 0,5 đến 2g/kg, thể hiện tác dụng ức chế hệ thần kinh Trung ương.

Tác dụng 2: Tác dụng tăng lực: Thể hiện ở những liều rất nhỏ, từ 5 đến 100mg/kg, theo cơ chế tác động tương tự như Sâm Triều Tiên, nghĩa là, làm gia tăng sự sử dụng chất nền lipid, có năng lượng cao và hạn chế sử dụng nguồn hydratcarbon.

Tác dụng 3: Làm hồi phục lại số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, bị giảm do chiếu xạ nhanh hơn so với lô không dùng Sâm.

Tác dụng 4: Tăng cường S*nh l* ở cả nam và nữ: Thể hiện rất rõ ở những trường hợp suy nhược Sinh d*c, thông qua việc kích thích hoạt động, của tuyến lên não bộ.

Tác dụng 5: Gảm đau, kháng viêm trên các mô hình gây đau xoắn bụng, bằng acid acetic, mô hình gây viêm cấp hoặc mãn, theo cơ chế kích thích hoạt động của trục tuyến yên, tuyến thượng thận.

Tác dụng 6: Điều hòa hoạt động tim mạch, nâng cao huyết áp, trong các trường hợp hạ huyết áp do mất máu. Ở liều 50 đến 500 mg/kg, sâm ngọc linh còn thể hiện tác động phòng chống xơ vữa động mạch, theo cơ chế giảm cholesterol huyết, giảm lipid toàn phần và lipoprotein, tăng hàm lượng HDL cho, lipoprotein có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol vào nội bào.

Tác dụng 7: Tác dụng kháng khuẩn: trên các chủng vi khuẩn Gram, nhất là trên chủng vi khuẩn Streptococcus gây viêm họng. Sâm Việt Nam có tác động hiệp lực với một số kháng sinh thông dụng như: Erythromycin, Ampicillin, Tetracyclin, Bactrim và không gây ảnh hưởng trên hệ vi khuẩn lành tính, ở ruột như các kháng sinh.

Tác dụng 8: Tác dụng chống stress: Tác dụng này thể hiện rất rõ ở sâm ngọc linh, trên cả stress vật lý và stress tâm lý. Tác dụng này chủ yếu do hoạt động của hợp chất M, R2. Sâm Việt Nam và M, R2, giúp phục hồi các rối loạn chức năng, do stress gây ra như: làm mất cảm giác đau, loét dạ dày, giảm khả năng miễn dịch, vân vân, trong khi đó, sâm Triều Tiên không có tác dụng này.

Tác dụng 9: Tác dụng phòng chống trầm cảm: Sâm Việt Nam được chứng minh là, có tác dụng chống trầm cảm, ở liều uống một lần 200mg/kg, và liều 50 đến 100 mg/kg, khi được cho uống trong thời gian 7 ngày. Majonoside R2, 3,1 đến 12,5 mg/kg, tiêm liều phúc mô, cũng đã được chứng minh, có tác dụng chống trầm cảm trên xúc vật bình thường.

Tác dụng 10: Tác dụng giải lo âu: Majonoside R2, liều 12,5 mg/kg, có tác dụng giải lo âu ở súc vật, thí nghiệm tương tự Diazepam.

Tác dụng 11: Các tác dụng khác cũng được chứng minh trên thực nghiệm: hạ đường huyết ở liều 50mg/kg, phòng chống ung thư, kích thích miễn dịch, theo cơ chế làm tăng chỉ số thực bào của bạch cầu, kích thích hoạt động, của hệ thống lưới nội sinh chất, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, trên mô hình cắt bỏ phần gan và chống lão hóa, trên sự lão hóa gây bởi stress.

2. Những kết quả đánh giá lâm sàng.

Các nghiên cứu về dược lý lâm sàng của sâm Việt Nam, được thực hiện tại Viện nghiên cứu sức khỏe người có tuổi, Hà Nội, Giáo sư: Phạm Khuê và cộng sự, Quân Y viện 175 Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư: Đỗ Đình Luận và cộng sự, Viện điều dưỡng Thành Phố Hồ Chí Minh. Theo dõi trên các bệnh nhân tình nguyện, do Bộ phận Dược lý Trung tâm Sâm Việt Nam thực hiện, từ năm 1982 đến năm 1986.

Kết quả cho thấy: Bệnh nhân cảm thấy giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ tốt, tăng thể trọng, tăng thị lực, hoạt động trí lực và thể lực được cải thiện tốt. Các chỉ số sinh hóa của cơ thể tăng lên như: dung tích sống, chỉ số Tiffeneau, tỷ số A/G, số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrit. Trường hợp suy nhược thần kinh và Sinh d*c được cải thiện.

sâm ngọc linh còn thể hiện có tác dụng hiệp lực tốt, đối với kháng sinh, nâng cao huyết áp, trong trường hợp huyết áp thấp, nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng, do lao động quá tải, và giúp phục hồi nhanh, sau phẫu thuật dạ dày. Có tác dụng làm dịu và giảm đau, trong viêm họng, giúp bệnh nhân dễ thở và làm long đờm, trong các bệnh lý phế quản và phổi, ngăn chặn sự tái phát của các cơn hen. Có tác dụng hiệp lực đối với các Thu*c hạ đường huyết, trong điều trị bệnh tiểu đường.

Như vậy, sâm ngọc linh ngày càng chứng minh, là một loài sâm quý không chỉ của Việt Nam và cả thế giới. Chính vì thế, việc bảo tồn, phát triển và đẩy mạnh, nuôi trồng sâm ngọc linh, là một việc làm hết sức cần thiết, để phục vụ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, rộng rãi và hiệu quả hơn.

Tiến sĩ, Lương y: Phùng Tuấn Giang.

Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tu-hao-sam-ngoc-linh-viet-nam-n126477.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY