Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Từ vụ nắn bẻ xương khớp ối anh ơi cho em nằm xuống đi, bác sĩ nói gì?

Phương pháp 'bẻ xương, nắn khớp' xuất hiện tiếng kêu răng rắc khiến người bệnh thích thú nhưng nó có thể gây nguy hiểm nếu người thực hiện không có chuyên môn.

Mới đây một clip đăng tải nội dung một người phụ nữ nằm úp người xuống và đang được nam nhân viên trị liệu. Tuy nhiên, sau một động tác có phần mạnh tay của nhân viên, một tiếng "rắc" kêu to.

Ngay sau âm thanh này, người phụ nữ hốt hoảng kêu "ối, anh ơi, cho em nằm xuống đi..."... Nam nhân viên cũng bối rối, vội đỡ người phụ nữ trong tình trạng đau đớn, nằm ngửa xuống giường. Người phụ nữ này vội vàng xin đi bệnh viện vì quá đau.

Trước đó, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng cấp cứu 1 nữ bệnh nhân hơn 50 tuổi bị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhưng chưa nặng. Vì đau nên bệnh nhân này chủ động đi giác hơi nắn bóp thầy lang ở ngoài, sau khi về nhà được tầm 6 tiếng thì xuất hiện tê bì chân phải tăng dần kèm theo cảm giác tức nặng chân.

Sau hơn 1 tiếng chân phải của chị không thể nhúc nhích được, cảm giác khủng khiếp đó dần lan sang chân còn lại và cuối cùng, từ vùng ngang ngực xuống đến hết hai chân chị mất hoàn toàn khả năng vận động và cảm giác, hai tay tê bì và yếu.

Ngay lập tức bệnh nhân được đưa vào bệnh viện và chuyển thẳng lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Ảnh cắt từ clip. 

Sau khi chụp cộng hưởng từ tìm nguyên nhân, bác sĩ phát hiện bệnh nhân này có một khối máu tụ rất to đang chèn ép nặng cột sống cổ, đó chính là nguyên nhân gây tê liệt hai chân của chị. Ca mổ cấp cứu được tiến hành lúc gần nửa đêm và kết thúc sau đó 2 tiếng, khối máu tụ lớn trong cột sống cổ của chị được lấy bỏ, giải phóng chèn ép tuỷ thần kinh.

Bệnh viện hữu nghị việt đức cũng từng tiếp nhận 1 nam thanh niên 20 tuổi bị đau cổ vai gáy nhưng đi tẩm quất gây thoát vị đĩa đệm cấp tính và kết quả bị liệt.

BS Huỳnh Tấn Vũ –  Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 cũng cho biết, thời gian gần đây bỗng rộ lên trào lưu 'bẻ khớp', mạng xã hội TikTok xuất hiện tràn lan các video bẻ xương khớp trị đau, nhức mỏi cơ thể. Đủ tư thế kiểu nắn chỉnh xương khớp được "biểu diễn" bởi các TikToker xưng là "thầy Thu*c online", "bác sĩ online".

Theo BS Vũ, việc bẻ xương khớp là phương pháp chữa trị dùng trong vật lý trị liệu, đây là cách chữa trị y học bằng tay giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động của con người.

Đây là hướng điều trị tích cực thường được đưa ra đầu tiên, trước khi các chuyên gia và bác sĩ hướng bệnh nhân đến điều trị nội khoa là dùng Thu*c.

Trong nắn xương khớp, mối quan hệ giữa cấu trúc của xương sống và chức năng của hệ thần kinh được coi là chìa khóa để duy trì hoặc phục hồi sức khoẻ. Nếu các đốt sống bị sai lệch, sẽ tác động trực tiếp lên các dây thần kinh đi ngang qua nó, khiến các tín hiệu truyền dẫn qua các dây thần kinh cột sống bị rối loạn, gây đau nhức và các triệu chứng bệnh lý khác. 

Khi nắn bẻ xương khớp xuất hiện các tiếng kêu rắc rắc phát ra là do sự dịch chuyển các khớp đi lệch ra khỏi hoặc trở về vị trí bình thường ban đầu của chúng nhưng không phải có tiếng kêu là đã hiệu quả những tiếng kêu này mang yếu tố tâm lý, bệnh nhân an tâm hơn.

Người bệnh có nhu cầu muốn điều trị theo vật lý trị liệu cần tìm người thực hiện là thầy Thu*c được đào tạo và có chuyên môn, có kiến thức về các bệnh lý cơ xương khớp.

Thầy Thu*c phải nắm bắt được tình trạng người bệnh, có chẩn đoán rõ ràng mới tiến hành điều trị. Khi thực hiện trị liệu phải nắm được biên độ vận động của khớp. Nắm được các trường hợp chỉ định và chống chỉ định, kỹ thuật được phép thực hiện tại mỗi vùng cơ thể.

BS Vũ cho biết, lạm dụng việc 'bẻ xương, nắn khớp' này có thể gây nguy hiểm. Hơn nữa, thầy Thu*c không có chuyên môn, sẽ dễ gây hại cho cơ thể. Ví dụ như vùng cổ là vùng quan trọng và nguy hiểm.

Tại vùng cột sống cổ có những cơ quan rất quan trọng như tủy sống, các rễ thần kinh, các động mạch chính đi lên não. Thao tác mà gây chấn thương vùng cổ có thể gây yếu liệt tứ chi, có thể tổn thương mạch máu tạo thành cục máu đông đi vào não gây tai biến. Hoặc có thể gây căng cơ và đau nhiều hơn.

Lạm dụng việc nắn chỉnh quá nhiều có thể gây giãn dây chằng, bao khớp, làm mất vững các cấu trúc, tăng nguy cơ thoái hoá, chèn ép thần kinh.

Khánh Chi 

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/tu-vu-nan-be-xuong-oi-anh-oi-cho-em-nam-xuong-di-bac-si-noi-gi-401617.html)

Tin cùng nội dung

  • Chiều 12/3, Bộ Y tế thông báo chùm ca bệnh Covid -19 mới xuất hiện tại tỉnh Bình Thuận.
  • (MangYTe)- Người được kiểmtra sàng lọc và an toàn tại thời điểm kiểm tra sẽ được dán nhãn dán (sticker)hoặc đeo vòng tay ngay tại cổng ra vào bệnh viện.
  • (MangYTe)- Bệnh viện huyện Cần Giờsẽ được đầu tư bổ sung các trang thiết bị hồi sức hiện đại, lắp đặt các phòngcách ly áp lực âm, sắp xếp lại các khu vực điều trị đúng theo chuẩn của của mộtbệnh viện chuyên khoa về dịch bệnh.
  • Dân trí Sáng nay 10/3, Sở Y tế Quảng Nam đã có báo cáo về lịch trình di chuyển của bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 31 ở Việt Nam. Việt Nam xác nhận ca 31 mắc Covid - 19, là người đi cùng chuyến bay VN0054
  • (MangYTe)- Bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 21 tại Việt Nam được xác định ngồi gần cô gái ở phố Trúc Bạch (Hà Nội) - bệnh nhân thứ 17.
  • Dân trí Tối 8/3, UBND phường Phú Hội, Công an TP Huế và Y tế TP Huế đã tiến hành cách ly 1 khách sạn và 1 nhà hàng nơi du khách nữ người Anh 66 tuổi nhiễm Covid-19 đã từng ghé qua. Du khách tại Huế dương tính Covid-19 đã tiếp xúc với bao nhiêu người?
  • Chiều tối ngày 8/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 đã trực tiếp đến thăm và kiểm tra Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị Covid-19 tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Tại đây Phó Thủ tướng đã chỉ đạo và điều hành công tác chống dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2.
  • Dân trí Một bác sĩ từng khám cho bệnh nhân thứ 17 là cô gái N.H.N. tại Hà Nội sau khi tự nguyện cách ly tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đã có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Một bác sĩ khám cho cô gái Hà Nội tự nguyện cách ly tại Khánh Hòa Người ngồi gần hàng ghế máy bay với cô gái Hà Nội mắc Covid - 19 Cách ly y tế 50 trường hợp tiếp xúc ca mắc Covid - 19 thứ 21 tại Việt Nam
  • (MangYTe) - Ngày 5/3, Sở Y tế TP HCM đã có báo cáo với UBND thành phố về một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
  • Lần đầu tiên tôi có khách hàng, lần đầu tiên tim đập chân run không biết mình làm sai hay đúng. Khách hàng là một ông giám đốc bụng phệ hơi nhiều răng nói lắm và thi thoảng quên giữ ý phun nước bọt vào người đối diện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY