Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Uống nhiều cà phê có thể dẫn đến sảy thai

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có ít nhất 90% dân số thế giới tiêu thụ cà phê như một thói quen hàng ngày. Cà phê là một nguồn cung cấp năng lượng vô cùng tốt, có khả năng đánh thức tinh thần mang đến sự tỉnh táo. Nhưng tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

Nhiều người trong số chúng ta rất thích thưởng thức một tách cà phê vào buổi sáng để lấy năng lượng cho một ngày làm việc tỉnh táo và họ xem đó là thói quen khó có thể từ bỏ. Tuy nhiên, không phải cứ uống cà phê là tốt, uống quá mức cũng vô cùng có hại.

Caffeine làm giảm tình trạng buồn ngủ và làm tăng sự tỉnh táo. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, 90% người trên toàn thế giới tiêu thụ caffeine theo cách này. Nhưng, bạn có biết uống quá nhiều chất caffein có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ?

Gây nghiện

Bạn có thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó bạn không được đụng đến cà phê, lúc đó bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Có phải bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, đau đầu, thiếu tập trung vào công việc... Giống như bất kì thói quen nào khác, uống cà phê lâu ngày và thường xuyên có thể dẫn đến thói quen nghiện cà phê.

Uống nhiều cà phê có thể gây nghiện.

Tăng lượng đường tiêu thụ

Khi tiêu thụ quá nhiều cà phê, các adrenaline trong cơ thể sẽ đốt cháy năng lượng. Quá trình này dẫn đến việc tăng cường việc bổ sung đường. Trong quá trình cung cấp thêm lượng đường vào cơ thể, có người muốn cho thêm đường vào cà phê. Điều này thường dẫn đến bệnh tiểu đường type 2. Uống cà phê với lượng vừa phải để luôn tốt cho sức khỏe của mình.

Gây loãng xương

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mãn kinh uống nhiều hơn 3 ly cà phê mỗi ngày làm tăng khả năng loãng xương. Vì uống nhiều cà phê có thể làm cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng thích hợp và khoáng chất vào xương, tăng nguy cơ loãng xương.

Để giảm tình trạng này bạn có thể kết hợp giữa cà phê với sữa cũng là vô cùng hợp lý.

Ảnh hưởng khả năng mang thai

Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, nghiêm trọng có thể dẫn đến vô sinh. Riêng phụ nữ sử dụng quá nhiều cà phê trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hay ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.

Phụ nữ mang thai uống nhiều cà phê là không tốt

Ngộ độc caffein

Dấu hiệu của quá liều caffein có thể bao gồm lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn của ngộ độc caffein cấp tính có thể là tim đập nhanh, huyết áp cao, chóng mặt…

Mất cân bằng tuyến thượng thận

Tiêu thụ một lượng lớn cà phê vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thượng thận, buộc tuyến thượng thận phải làm việc quá sức và cuối cùng dẫn đến sự “kiệt sức” của cả hệ thống tiêu hóa. Tuyến thượng thận còn có tác dụng điều hòa nhịp tim, khi tuyến thượng thận phải làm việc quá sức, cơ thể sớm bị kiệt sức và các triệu chứng đầu tiên là yếu tim.

Phụ nữ uống cà phê nhiều có thể ngủ ít hơn. Hàm lượng caffeine dư thừa có thể gây ra những thay đổi cơ thể gây căng thẳng tuyến thượng thận.

Uống bao nhiêu là vừa

Theo Nigel Denby, chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ thì "uống chừng mực 3 ly cà phê/ngày sẽ có lợi cho sức khỏe. Cũng như các thực phẩm không chứa calo, cà phê có thể ức chế sự thèm ăn của bạn. Và một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cà phê xanh, làm từ hạt cà phê chưa rang, có thể giúp giảm cân bằng cách giảm lượng đường hấp thu từ ruột và đẩy nhanh tốc độ đốt cháy chất béo của cơ thể".

Nếu vượt quá số lượng này, bạn có thể cảm thấy bụng co thắt, cơ thể bồn chồn, mất ngủ và mệt mỏi. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng uống từ 5 – 6 ly cà phê mỗi ngày sẽ rút ngắn tuổi thọ. Vì vậy nên tiêu thụ cà phê ở mức độ vừa phải sẽ tốt cho cơ thể hơn.

Thiện Thanh

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/uong-nhieu-ca-phe-co-the-dan-den-say-thai-25172/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY