Bạn nên biết hôm nay

Uống rượu có diệt được nCoV?

Thành phần rượu có cồn, song nồng độ cồn phải từ 60 đến 70 độ trở lên mới sát khuẩn bề mặt, trên da; do đó uống rượu không diệt được virus.

"không thể uống rượu, ngậm rượu để sát khuẩn hay loại trừ virus vì sau khi nhiễm, ncov đã ngấm vào trong tế bào cơ thể", pgs. ts phạm thị bích đào, bệnh viện đại học y hà nội, cho hay. nồng độ cồn trong rượu cao sẽ gây tổn thương niêm mạc, các loại vi khuẩn và virus dễ tấn công tế bào.

Hiện thế giới chưa có nghiên cứu nào chứng minh được rượu ngăn ngừa lây nhiễm, tiêu diệt nCoV. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng bác bỏ "tin sai lệch" cho rằng đồ uống có cồn, cụ thể là rượu ethyl và ethanol, giết ch*t được nCoV hoặc khiến cơ thể người miễn nhiễm với virus. Chưa kể, lạm dụng rượu còn gây hại sức khỏe, nhất là dạ dày, các bệnh tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh nặng khác.

Iran tháng 3/2020 ghi nhận 27 người T* vong do ngộ độc methanol sau khi uống quá nhiều rượu để chữa Covid-19.

Thay vì uống rượu, bác sĩ đào khuyên súc miệng bằng nước muối nhạt, ấm và dung dịch sát khuẩn họng mỗi ngày để phòng chống lây nhiễm covid-19. có thể dùng nước muối pha, nước muối s*nh l* 0,9% bán tại các nhà thu*c, để súc họng. trong các loại nước súc họng thường có thành phần chất làm dịu, làm mềm niêm mạc họng, giảm đau, giảm viêm, chống dị ứng như benzocaine, menthol, muối salicylate, hexetidine...

Súc miệng khi cảm thấy đau, rát, cộm, vướng, khó chịu ở vùng họng. Cách một giờ súc họng một lần hoặc khi vừa đi ngoài đường về, sau khi tiếp xúc với nguồn nguy cơ lây nhiễm cao.

Xông mũi họng bằng thảo dược có chứa tinh dầu như sả, gừng, chanh, bưởi, bạc hà... Trong quá trình xông nếu khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/uong-ruou-co-diet-duoc-ncov-4436609.html)

Tin cùng nội dung

  • Mang bầu gần tới tháng sinh nhưng đêm qua Linh phải đi taxi đến quán nhậu đón chồng xỉn vì liên hoan tất niên. Chị than nhà cần dọn, việc Tết chưa xong mà chồng suốt ngày nhậu.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày.
  • Bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.
  • “Bạn có biết người ngồi uống rượu với chồng thực ra là Trang Hạ không? Còn tất cả những độc giả đã có con cái, đang làm dâu mà mình hỏi, họ đều hình dung về Tết thế này: Chồng ngồi ở phòng khách, vợ tất bật trong bếp”.
  • Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia của Bộ Y tế gần đây có điểm cấm bán rượu bia sau 22 giờ đã gây dư luận nhiều chiều.
  • Từ xa xưa, chúng ta thường quan niệm: “Xuân về không rượu chẳng có Xuân”. Nhưng nếu “ vui quá chén” không biết tự bảo vệ sức khỏe sẽ không có được niềm vui trọn vẹn trong dịp tết.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
  • Nước đá hay đá lạnh không có tác dụng sát khuẩn. Bởi với mức dao động giữa đá lạnh và vết thương chưa đủ lâu để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Nếu bạn thường xuyên uống rượu nhiều hơn giới hạn cho phép, hãy thử những mẹo đơn giản sau nhằm giúp bạn giảm đi điều đó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY